HỒ SƠ QUYỀN LỰC GORBACHEV - Trang 8

chủ nghĩa cộng sản. Ông làm mê hoặc hai vị tổng thống Mỹ là Reagan và
Bush, những người sinh ra đã sẵn có dòng máu chống cộng, và họ đã đạt
được nhiều thỏa thuận, sự kiện mà không ai tin nổi vào thời điểm 1985.
Những bài phát biểu của ông ở nước ngoài đều mang một ý nghĩa nào đó.
Ông tuyên bố Liên bang Xô viết muốn rút quân đội khỏi Afghanistan. Các
quan chức tình báo CIA không tin ông nói thật và đánh cược là quân đội
Liên Xô sẽ tiếp tục ở lại đây. Ông cũng thuyết phục Margaret Thatcher −
một người theo xu hướng thị trường tự do − đến mức bà trở thành người
ủng hộ nhiệt tình cải cách trong nước của ông.

Nhưng ông đã thất bại. Ông tiến hành cải cách mà không hiểu rõ về nó

và thiếu một tầm nhìn giúp ông nhận biết mình đang lái con tàu cải cách
theo hướng nào. Những cải cách lúc đầu của ông là dựa trên những giả định
sai. Điểm yếu nhất của ông là chính sách cải cách kinh tế và vấn đề dân tộc,
sắc tộc. Ông phải trả giá đắt vì thiếu sáng suốt và thiếu sự thông cảm với
các dân tộc không phải Nga. Nhưng vì sao ông lại nắm được quyền lãnh
đạo lâu đến vậy? Nhân tố chính giúp ông là sự tự tin, ông tin mình có tài
thuyết phục mọi người làm theo ý mình; ông cũng tin mọi việc ông làm đều
đúng, sớm muộn gì người ta cũng sẽ nhận ra điều đó. Ông đủ tỉnh táo để
nhận ra ông phải bắt kịp thời đại, rằng thời thế và thế giới chẳng chờ đợi ai.

Rất khó để đánh giá hết những việc ông làm. Có rất nhiều nguồn tư

liệu và những ghi chép về ông nhưng tính cách của ông vẫn còn là một ẩn
số. Ông là một người khó gần và khó hiểu. Tính chuyên quyền của ông làm
nhiều người khó chịu. Ông cũng rất cục cằn với các trợ lý và các nhà chức
trách. Ông không mấy để ý tới cảm nhận của họ. Ông không bao giờ khen
các đồng sự hoặc khuyến khích họ đạt nhiều thành công hơn. Ông không
phải là nhà quản lý đội bóng có hiệu quả, có khả năng nhận biết các điểm
yếu và lựa chọn các cầu thủ giỏi, vì vậy đội bóng của ông là một tập thể rời
rạc, lối chơi phụ thuộc vào một vài cá nhân. Ông sẵn sàng lắng nghe người
nước ngoài nhưng lại không chịu nghe người trong nước. Ông được ví như
là F. W. de Klerk

1

của Liên Xô, một nhà lãnh đạo lớn thời kỳ quá độ. Cả hai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.