nêu bật sự thất vọng và bối rối to lớn xung quanh các nghiên cứu về chứng
thái nhân cách.
Các nhà nghiên cứu thường chỉ ra rằng, bề ngoài, kẻ thái nhân cách
dường như có thừa thãi những đặc tính mà người bình thường mong ước
nhất. Sự tự tin thanh thản của kẻ thái nhân cách có vẻ gần như là một giấc
mơ không thể đạt được. Đó cũng thường là điều những người "bình
thường" cố gắng đạt được khi họ tham dự các lớp huấn luyện tính mạnh
mẽ. Trong nhiều trường hợp, sự hấp dẫn như nam châm của kẻ thái nhân
cách với những người khác giới có vẻ gần như là siêu nhiên.
Kẻ thái nhân cách thiếu khả năng suy xét và không có bất cứ ý thức trách
nhiệm hay ý thức về hậu quả nào. Nếu có tồn tại, những cảm xúc của chúng
cũng bị coi là hời hợt và nông cạn. Chúng bị xem là nhẫn tâm, thủ đoạn và
không có khả năng hình thành các mối quan hệ lâu bền hay cảm nhận bất
cứ tình yêu nào. Người ta cho rằng mọi cảm xúc mà một kẻ thái nhân cách
đích thực thể hiện chỉ là lặp lại bằng cách quan sát và bắt chước cảm xúc
của người khác.
Mức độ thông minh trung bình của kẻ thái nhân cách, nếu đo bằng các
trắc nghiệm thường dùng, thấp hơn người bình thường một chút, mặc dù
khả năng trí óc của mỗi cá thể trong số chúng cũng đa dạng như người bình
thường. Trái với quan niệm thông thường, không có mức độ thông minh rất
cao trong số những kẻ thái nhân cách và đặc biệt không có tài năng về kĩ
thuật hay tay nghề thủ công trong số chúng. [5]
Về mặt sinh học mà nói, hiện tượng này tương tự như hiện tượng mù
màu, ngoại trừ việc, không giống như bệnh mù màu, chứng thái nhân cách
ảnh hưởng đến cả hai giới tính. Mức độ của nó cũng khác nhau... từ mức độ
chỉ vừa đủ để một người quan sát có kinh nghiệm nhận ra cho đến mức độ
bệnh hoạn rõ ràng. Cũng như bệnh mù màu, dị tật có vẻ như cũng đại diện
cho một sự thiếu hụt trong xử lý kích thích, chỉ có điều không phải là trên
cấp độ giác quan mà là trên cấp độ bản năng. Phân tích tâm lý cho thấy sự