3. Có nhu cầu được kích thích hay dễ buồn chán: Một nhu cầu quá mức
vớI những kích thích mớI lạ, hồI hộp, hấp dẫn. Hay làm những việc mạo
hiểm. Kẻ thái nhân cách thường ít có ý thức làm việc đến nơi đến chốn vì
chúng rất dễ chóng chán. Ví dụ như chúng không làm lâu được ở một nơi
nào, hay không hoàn thành những việc mà chúng cho là nhàm chán hay lặp
đi lặp lại.
4. Nói dốI bệnh hoạn: Có thể ở mức trung bình hoặc cao. Ở dạng trung
bình, chúng là khôn ranh, xảo quyệt, tinh quái. Ở mức cao, chúng lừa lọc,
gian dốI, bất chính, vô đạo đức.
5. Lừa gạt và điều khiển ngườI khác: Nói về việc sử dụng sự dốI trá, bịp
bợm để lừa gạt ngườI khác nhằm mục đích cá nhân. Khác vớI điểm 4 ở
mức độ của sự nhẫn tâm lợI dụng ngườI khác, phản ảnh thông qua việc
không quan tâm đến cảm xúc và nỗI đau khổ của các nạn nhân của chúng.
6. Không có khả năng hốI hận: Nói về việc không có cảm xúc hay mốI
quan tâm đến những mất mát, đau đớn và đau khổ của các nạn nhân; một
xu hướng không quan tâm, lạnh lùng, không cảm xúc. Điểm này thường
được thể hiện bằng một thái độ khinh thị đốI vớI nạn nhân.
7. Tình cảm nông cạn: Nghèo nàn về tình cảm hay hạn chế về bề rộng và
chiều sâu của cảm xúc; lạnh lùng trong quan hệ xã hộI mặc dù rất thích
giao thiệp rộng rãi.
8. Nhẫn tâm và không có khả năng đồng cảm: Không có tình cảm vớI
ngườI khác nói chúng; lạnh lùng, khinh khỉnh, không chu đáo, bất lịch sự.
9. LốI sống ăn bám: Sống phụ thuộc vào ngườI khác một cách cố ý, ích
kỷ, lợI dụng, phản ánh qua sự thiếu động lực tiến thủ, ý thức tự giác thấp,
và không có khả năng bắt đầu hay kết thúc những việc thuộc trách nhiệm
của mình.