Việc khoanh vùng những người gặp nguy hiểm có thể cung cấp thông tin
cho quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm. Những nguời gặp nguy hiểm có thể
có những yếu tố liên quan đến nhau như giới tính, tuổi tác, phong cách
sống, nghề nghiệp, ngoại hình, khả năng, và nơi sống, cũng như mối liên hệ
với nghi phạm. Những thông tin này giúp các nhà điều tra phác hoạ hình
ảnh tội phạm.
d. Mức độ nguy hiểm của tội phạm:
Thông tin về nạn nhân gặp nguy hiểm có thể giúp cung cấp thông tin về
mức độ nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ, dựa vào vóc nguời của nạn nhân và
người gặp nguy hiểm, một người có thể có khả năng phác họa chiều cao và
dáng nguời của hung thủ. Trong hồ sơ cá nhân của nạn nhân, các nhà điều
tra có thể biết được bất hoà, hận thù của tội phạm và các giai đoạn cảm xúc
của hắn.
e. Sự leo thang:
Xác định xu huớng tội phạm từ mô hình hoạt động từ những vụ án truớc
đó có thể cung cấp cho chúng ta mức độ leo thang của tội ác. Điều này có
thể giúp các nhà điều tra suy luận được những hành động cần thiết liên
quan đến vụ án. Từ những điều này, người lập hồ sơ có thể suy luận được
bước tiếp theo của tội phạm ( ví dụ từ nhìn lén, có thể leo thang thành theo
dõi, tấn công, cuỡng bức và có thể là sát hại) hoặc nếu nó chỉ là những
hành động tội ác được tiến hành theo thứ tự.
f. Thời gian vụ án:
Có vài yếu tố thời gian cần được quan tâm trong việc điều tra tội phạm.
Những yếu tố này bao gồm khoảng thời gian cần thiết để giết nạn nhân,
thời gian cần để thực hiện một số hành động với xác nạn nhân và thời gian
đủ để phi tang xác. Những mảnh thông tin này có thể dẫn chúng ta tới mục
đích gây án hoặc đặc thù thể chất của hung thủ. Ví dụ như nếu nạn nhân bị