HOA VÀNG CỐ HƯƠNG - Trang 228

Lão Phạm xua tay, không để cho Thích Vị nói tiếp. Cuối cùng đập tay
xuống bàn:

- Được, cho bọn nó đấu cùng!

Thế là buổi đấu tố hôm đó có thêm hai người bị đấu cùng. Đương nhiên,
vẫn đấu tố Văn Vũ là chính để quần chúng lên bục tố cáo tội ác Văn Vũ
gây ra cho mình. Thích Vị chủ trì buổi đấu tố. Hòa Thượng phụ trách khâu
giữ gìn trật tự. Văn Vũ, Thanh Dương và Băng Dương phải đeo một tấm
biển lớn trên cổ, đứng cúi đầu trên bục. Sau lưng họ là cánh kèn trống. Cứ
có người lên tố cáo được một lúc là Thích Vị lại cho cánh kèn trống chơi
nhạc inh ỏi. Làm cho không khí hội trường cứ hừng hực. Mọi người phấn
chấn như xem kịch. Công tác viên Lão Phạm không ngồi trên bục, mà ngồi
sau cánh gà. Mặc dù thấy việc kết hợp giữa một bên là tố cáo nỗi thống
khổ, một bên là đánh trống thổi kèn không được hợp lý cho lắm, nhưng anh
ta cho rằng đây cũng là một phương thức đấu tranh, thế nên không can
ngăn. Đợi tan buổi đấu tố, Lão Phạm hỏi Thích Vị:

- Sao lại nói một đoạn, nổi nhạc một đoạn, ầm ĩ thế?

Thích Vị nói:

- Đổi đời thì cũng phải cho ra dáng đổi đời chứ ạ!

Lão Phạm phì cười không nói gì nữa. Nhưng anh rất không hài lòng với
hiệu quả của buổi đấu tố hôm nay. Bởi sau khi buổi đấu tố kết thúc, Văn
Vũ, Thanh Dương và Băng Dương đã bị giải đi, nhưng quần chúng vẫn
chưa ra về ngay, còn nán lại bảo cánh kèn trống chơi nhạc tiếp. Hội trường
ồn ã tiếng cười nói. Dường như hôm nay không phải họ đến đây để đấu tố
địa chủ mà là để xem biểu diễn văn nghệ. Lão Phạm đã làm cải cách ruộng
đất ở vùng đông bắc. Theo kinh nghiệm của anh, mỗi khi cuộc đấu tố kết
thúc, quần chúng đều nước mắt nước mũi vòng quanh vây lấy địa chủ thể
hiện sự căm thù của mình, thậm chí họ còn ném đá vụt gậy. Thế mới thực
sự là phát động quần chúng. Chứ như cuộc đấu tố hôm nay chẳng khác gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.