HOÀNG HÀ QUỶ QUAN - Trang 114

Trong đống tài liệu trước mặt có một báo cáo tổng kết quá trình khảo

cổ, nói rằng trong cổ mộ phát hiện kẻ gian trộm mộ được trang bị đèn pin
và đồ lặn, lúc ấy bọn họ vô cùng lo sợ, cho rằng mình đã chậm một bước,
có điều sau đó phát hiện kết quả vẫn rất khả quan, đồ cổ cơ bản bị hư hại
không đáng kể.

Toàn bộ hình ảnh văn vật xuất thổ một tập dễ đến vài chục tấm, tôi

nhìn thấy mấy tượng người hầu bằng đồng thau kia, so với ở dưới nước thì
rõ hơn rất nhiều, còn có rất nhiều đồ đồng thau, đồ gỗ, những thứ này đều
tìm được dưới lớp phù sa, lúc đó chúng tôi chưa phát hiện.

Một phát hiện trọng yếu cũng được ai đó dùng bút đỏ khoanh lại, đó là

hình những bức bích họa, tổng cộng 76 bức.

Bên dưới rất nhiều di vật văn hóa đều được tỷ mỉ phân tích, niên đại

khẳng định là thời Tây Hán, thời điểm đó đồ đồng thau cơ bản phát triển
cực thịnh. Đỉnh đồng kế thừa hình thức đỉnh đồng thời Tần nhưng ba chân
thấp hơn, đôn hình hộp, hũ có hũ lớn hũ nhỏ cùng tồn tại, hũ lớn eo dưới
hơi tóp lại, trong lòng lại phình hơn so với thời Tần, hũ nhỏ phần bụng cao
gầy, thường được chế thành hình Ly (hình tượng một loại rồng không có
sừng thời cổ). Chế tác rất tinh xảo, phần bụng chiếc đỉnh được khảm nạm
hoa văn lục tùng tam giác. Như vậy đặc thù đã rất rõ ràng.

1067

Liên quan tới việc chủ mộ là ai cũng có rất nhiều phân tích, có điều

căn cứ vào hình vẽ điêu khắc, so sánh với "Hoàng Hà chí" còn ghi lại, bọn
họ nghĩ đến một truyền thuyết.

Quan tài đá có điêu khắc đó được gọi là "Trấn hà long quan" . Truyền

thuyết kể rằng lúc đó vào thời Tuyên đế Tây Hán, thời điểm một "Thủy
hành đô úy" đang chỉ huy nạo vớt phù sa trên Hoàng Hà, đào từ phần đáy
phù sa Hoàng Hà lên. Lúc đó mọi người nhìn qua thấy trên quan tài có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.