Loại cảm giác này vô cùng mãnh liệt, có điều ông cụ không làm sao
nhớ nổi, khi bọn tôi tới được mục tiêu, ông cụ mới đột nhiên kêu lên, thì ra
dải núi liền núi Đông Hoa bên bờ Hoàng Hà kia có hình thế hoàn toàn
giống với núi Côn Lôn.
Ông cụ liền thấy có nhiều điểm bất hợp lý, Côn Lôn là long mạch của
thiên hạ, nếu nói là do thiên tạo mà vô tình hình thành thế núi giống hệt với
Côn Lôn, khả năng này gần như là không thể. Ông ấy kết luận rằng cục
diện này chắc chắn là do con người đời trước đã chỉnh sửa qua, tạo cho núi
có hình thế của núi Côn Lôn.
Có điều dãy núi này vô cùng thấp, vậy thì cho dù có tu sửa lại thế núi
cho giống với Côn Lôn về căn bản cũng không có nhiều ý nghĩa, ngược lại
còn có thể trở thành cục diện “Khốn” (cục diện bị vây hãm, trở ngại) vô
cùng bất lợi.
Nhưng ánh mắt của ông cụ vô cùng sắc bén, ông nói không đúng, núi
này mặc dù nhìn qua rất thấp, nhưng là do các người không nhìn thấy phần
phía dưới Hoàng Hà, nếu như Hoàng Hà ngừng chảy, thế núi sẽ lập tức
được đẩy lên cao, đây là một loại phong thủy tàng đầu (ẩn dấu), vô cùng
xảo diệu.
Có điều cho dù người xưa làm giả long mạch Côn Lôn, cũng không
nhằm mục đích táng người, loại cách cục phong thủy này, chỉ có một tác
dụng, chính là trấn sông, nói cách khác, nơi này, không biết từ lúc nào, bao
nhiêu năm về trước, có người đã động thủ dời núi, dùng núi non trùng điệp
bốn phía tạo thành một thế Côn Lôn tiểu Long, dùng để trấn nước ở đây,
không cho Hoàng Hà lũ lụt tràn lan.
Ông cụ chắc chắn ở đây có chôn bảo vật mắt rồng trấn sông, vô cùng
giá trị.