tảng đọng đầy vết máu. Cuối cùng Ninh Dịch phải vội vã ra đi, không đủ
kiên nhẫn ngày ngày giết người đúng giờ, bèn dứt khoát chọn mười dặm
phố dài náo nhiệt nhất ở trung tâm thành Phong Châu, cứ cách trăm thước
lại trói một người. Y đứng trên lầu Thiên Nguyên cao nhất trong thành gõ
một tiếng chiêng là máu chảy thành sông, trăm cái đầu người rơi xuống đất!
Kiểu giết người này đã chấn động dân chúng Phong Châu, qua rất
nhiều năm vẫn mãi không phai nhạt. Liên tiếp nhiều ngày, cứ đến buổi tối,
phố phường vốn nhộn nhịp bóng hoa trở nên vô cùng vắng vẻ, ngay đến
một bóng người cũng không có.
Sở vương vừa ra tay đã giết phắt đại quan biên cương, nhưng lại
không bị trách tội vì hành vi lớn mật của mình. Thiên Thịnh đế tỏ thái độ
ngấm ngầm đồng ý – ông không đề cập đến chuyện giết Thân Húc Như, mà
phái người cưỡi khoái mã đưa đến thuốc trị thương tốt nhất trong cung.
Chuyện này cũng khiến vây cánh của Sở vương vẫn luôn thấp thỏm
bất an, sợ nó sẽ khơi lên lòng nghi kị của Đế vương, được thở phào nhẹ
nhõm. Phượng Tri Vi lại biết thật ra căn bản không cần lo lắng – Ngũ
hoàng từ trốn đến Mân Nam, Thường gia thế tất phải phản. Ninh Dịch đi
chuyến này chắc chắn sẽ khơi gợi chiến tranh, mà khí thế sát phạt trên
người y vừa hay có thể uy hiếp lòng người đang bấp bênh ở Mân Nam và
Hoàng Hải một phen, cũng có lợi cho việc thu hồi chỉnh đốn binh quyền.
Điều Thiên Thịnh đang cần lúc này không phải bàn tay an ủi vỗ về, mà là
lưỡi đao rỏ máu.
Vì lý do này, nên họ phải gấp gáp lên đường. Cho Thường gia càng
nhiều thời gian, thì cho mình càng ít cơ hội. Khi triều đình bắt đầu tiếp
nhận công việc ở Lũng Tây, Ninh Dich và Phượng Tri Vi cũng ngay lập tức
giong buồm thẳng tiến Hoàng Hải.
Hoàng Hải cận kề với Mân Nam, tuy Thường gia lĩnh chức Mân Nam
Tướng quân, nhưng gia tộc lại ở Hoàng Hải đạo, ở hai nơi đều có phủ đệ và