Một lời khuyên dành cho những người nghiện mua sắm có khả
năng “cai nghiện”
Tôi có thể chỉ là một người dẫn chương trình truyền hình có tên Big
Enabler (Người có khả năng sai khiến). Dường như hầu hết những người đi
mua sắm đều có một người có khả năng sai khiến họ: đó là người có thể
khuyến khích họ tiêu tiền hoặc ngăn cản họ khi họ chuẩn bị tiêu tiền. Người
có khả năng sai khiến đó không có can đảm hay dũng khí để nói không với
người bạn nghiện mua sắm của mình.
Tôi đã nói chuyện với một đôi vợ chồng trong năm đầu tiên họ cưới nhau.
Anh ấy đưa tiền cho vợ tiêu và không thể nói không với vợ vì anh ấy sợ rằng
cô ấy có thể đánh giá thấp mình. Anh ấy muốn vợ mình có bất cứ thứ gì mà
cô ấy muốn và anh ấy thường thức đêm làm việc để cố gắng tìm cách chi trả
các khoản chi tiêu của vợ. Cô vợ hoàn toàn không biết rằng họ chỉ cách sự
phá sản có một tấm séc thanh toán nữa mà thôi. Cuối cùng khi anh ấy nói
thật với vợ về cảm giác của mình, cô vợ quả quyết là bất chấp mọi hoàn cảnh
cô ấy vẫn yêu anh và cô ấy cảm thấy rất hối hận vì đã tiêu pha quá lãng phí.
Bạn đừng chiều gia đình hay bạn bè mình bằng việc để họ tự phá hủy cuộc
sống của họ khi bạn có thể chấm dứt việc đó. Đó không phải là tình yêu. Hãy
đưa ra sự can thiệp của cá nhân bạn và đối mặt với vấn đề này. Người bạn
nghiện mua sắm đó có thể sẽ bực tức, kêu la và nói với bạn rằng đó không
phải là việc của bạn. Nhưng một người bạn luôn phải thẳng thắn và nói với
bạn mình sự thật. Và các cặp vợ chồng nên có các buổi nói chuyện cởi mở và
cẩn thận về tiền bạc.
Nếu bạn là người có khả năng kiểm soát một người nghiện mua sắm thì
bạn không thể là bù nhìn khi người đó đi mua sắm. Nếu bạn là người có khả
năng kiểm soát, bạn không nên mời người bạn nghiện mua sắm đi ăn trưa.
Bạn không nên rủ họ đi xem phim. Mỗi lần đi cùng người bạn đó, bạn phải
hạn chế sự tiếp xúc của mình với những hoạt động ảnh hưởng đến ví tiền của
bạn và người bạn đó.