Nếu sự chăm chỉ đơn thuần không hứa hẹn một kết quả mỹ mãn, vậy
thì cái gì mới có thể làm được điều này?
Cuộc thi đốn gỗ
Có hai anh tiều phu nọ cùng tham gia cuộc thi đốn gỗ. Cả hai người
đều rất khỏe và quyết tâm giành chiến thắng. Tuy nhiên, cách đốn gỗ
của hai người lại rất khác nhau: một người cực kỳ chăm chỉ, đốn mọi cây
gỗ xung quanh mình và làm việc với một nhịp độ cực nhanh, thậm chí
đôi lúc còn bỏ ăn để tập trung toàn lực cho công việc; người còn lại thì
lại có vẻ thoải mái, thảnh thơi hơn, vẫn giữ thời gian nghỉ ngơi và làm
việc một cách hợp lý.
Anh thợ chăm chỉ làm việc cật lực cả ngày, bỏ cả ăn và nghĩ rằng thế
nào sự chăm chỉ của mình cũng được bù đắp xứng đáng. Trong khi đó,
đối thủ của anh thì ngừng lại để ăn trưa và nghỉ ngơi một tiếng đồng hồ
trước khi trở lại làm việc. Kết thúc cuộc thi, người chiến thắng lại là anh
thợ làm việc với tâm thế thoải mái ấy. Anh thợ chăm chỉ cảm thấy rất
thất vọng và bất công.
Anh bèn đến hỏi đối thủ của mình:
- Tôi thật không hiểu, tôi làm việc chăm hơn anh, nhiều hơn anh.
Thậm chí tôi còn không dám dừng lại để ăn nữa cơ. Còn anh, anh vẫn
nghỉ ngơi bình thường, vậy mà vẫn thắng cuộc. Điều này thật không
công bằng. Tôi đã làm gì sai chứ?
Người thợ chiến thắng mỉm cười đáp:
- Trong lúc nghỉ ngơi, tôi tranh thủ mài lại rìu của mình.
Câu chuyện này giúp ta rút ra một kinh nghiệm rằng: chăm chỉ có
28