Bằng việc ôn tập, chúng ta đã củng cố lại những kiến thức đã học
trước khi bước vào chương mới. Dân gian có câu: “Lùi một bước, tiến
hai bước”, nghĩa là khi chúng ta đã có một bước tiến đáng kể nào đó,
cách tốt nhất là nên dừng lại để xem xét mình đã làm được gì trước khi
tiếp tục tiến bước. Nếu bỏ qua bước này mà cứ lao đầu vào việc học
không suy nghĩ, ta sẽ có nguy cơ hiểu sai một ý nào đó và điều này sẽ có
ả
nh hưởng nghiêm trọng về sau.
Vì vậy, chúng ta nên hình thành thói quen ôn tập để nhận thức được
mình đã tiến bộ đến mức nào rồi.
Ghi chép và Tóm tắt
Trong các tiết học hay các buổi thuyết trình, hình ảnh thường thấy là
nhiều bạn chỉ ngồi nghe mà không ghi chép gì cả. Các bạn ấy tin rằng trí
nhớ của mình đủ tốt để có thể lục lại kiến thức đã được nghe giảng bất cứ
khi nào mình cần. Có điều các bạn không biết được rằng trí nhớ sẽ phai
mờ dần theo thời gian. Nếu không ghi chép lại nội dung bài học thì gần
như bạn sẽ không còn nhớ được gì cả. Vì vậy, việc ghi chép lại là rất cần
thiết trong quá trình nghe giảng.
Bên cạnh việc ghi chép, thì việc tóm tắt hay cô đọng các kiến thức
cũng là một cách thức học tập hữu hiệu. Hãy tưởng tượng việc bạn phải
cày xới hàng đống sách vở để xem lại hay ôn tập trước mỗi kỳ kiểm tra.
Chẳng phải là tốt hơn sao nếu ta có một bảng tóm tắt các điểm chính
yếu và các khái niệm quan trọng sẵn trong tay? Khi tóm tắt lại bài vở
hay các thông tin hữu dụng khác, là chúng ta đã thật sự củng cố sự hiểu
bài của mình.
Do đó, ghi chép và tóm tắt là hai chiến lược học tập hữu hiệu giúp
66