HỌC VIỆN Y HỌC ĐÁNG SỢ - Trang 272

6. Socrates (469-399TCN): triết gia Hy Lạp nổi tiếng, không để lại tác
phẩm nào nhưng có ảnh hưởng sâu sắc đến triết học phương Tây nhờ những
ghi chép của học trò ông là Plato. Nhưng Aristophane, nhà văn, nhà viết
kịch nổi tiếng (448-385 TCN) lại chế giễu ông. Còn Xenophon, sử gia Hy
Lạp (430-355TCN) ca ngợi ông là nhà đạo đức đơn giản.
7. Sau này, trong ngành thiên văn học chu kỳ 19 năm (235 tháng âm lịch)
mặt trăng trở lại đúng vị trí ban đầu, được đặt tên ông là Metonic Cycle.
8. Trong thần thoại Hy Lạp, Adonis là một chàng trai tuấn tú, con trai vua
Myrrha, được nữ thần tình yêu Aphrodite (Venus) đem lòng yêu quý. Bất
chấp lời khuyên của nàng, Adonis đã chết trong một chuyến đi săn.
Aphrodite biến máu của chàng thành hoa và các cô gái Hy Lạp hàng năm
đều làm lễ tưởng nhớ chàng.
9. Ðây không phải là nhà hùng biện Demosthenes nổi tiếng, người sống ở
thời đại sau đó
10. Triết gia Plato (428-347 TCN) hoà giải tôn giáo và khoa học bằng cách
dựng nên những điều huyền bí. Theo quan điểm của Platon, khi khám phá
quy luật tự nhiên, con người viện đến thánh thần vì họ siêu việt hơn con
người trong khả năng lý giải. Sự bắt chước là cách nịnh bợ chân thành nhất.
Do đó, tất cả những cố gắng nghiên cứu khoa học thực chất cũng là một
biểu hiện của sự mộ đạo. Plato nói rằng thế giới thực được xây dựng từ
những ý tưởng, nên vật chất và siêu hình là hoà nhập với nhau chứ không
hề tách rời. Là thầy tế tại đền thờ thần Apollo, vị thần của những lý lẽ,
Plutarch cũng chia sẻ quan điểm với Plato về sự tinh tuý của vũ trụ. Plato là
học trò của Socrates (469-399 TCN). Cuộc đối thoại giữa Socrates và
Nicias về lòng dũng cảm được Plato ghi lại trong cuốn Lanches. Dường như
Socrates có quá ít niềm tin và có quá nhiều nghi ngờ, dù ông là hình ảnh
tiêu biểu nhất về con người. Người Athens kết tội xử tử ông vì dám nghi
ngờ sự chính thống của tôn giáo. Ðứng giữa các học trò của mình, ông vui
vẻ uống thuốc độc mà chết. Plato, học trò nổi tiếng nhất của ông, đã ghi lại
cảnh này trong bài viết Phaedo và về phiên toà xử Socrates trong bài Lời
biện bạch.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.