HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 90

Trích đoạn 12.

Thế kỷ 11

Quách Nhược Hư

(nổi tiếng trong giai đoạn 1070-1080)

NHỮNG BỨC TRANH TA ĐÃ THẤY

(sách Đồ Họa Kiến Văn Chí – năm 1070)

[Trương Ngạn Viễn đã kể câu chuyện hội họa của ông cho đến thời điểm
năm 841, và bày tỏ hy vọng sẽ có người kế tục ông. Quách Nhược Hư, một
phò mã có chức quyền trong triều đình và rất được sủng ái trong những năm
1070-1075, đã đáp ứng lòng mong mỏi ấy và viết cuốn Đồ Họa Kiến Văn
Chí (Những bức tranh ta đã thấy) cho giai đoạn từ 689 đến 1074.
Đây là cuốn sách rất đáng trân trọng, cho dù nó chưa thật cân xứng với câu
chuyện của Trương Ngạn Viễn. Sách liệt kê các họa sỹ của giai đoạn quan
trọng là thời Ngũ Đại, nhưng không xếp hạng họ, và có thêm những giai
thoại thú vị. Cũng như sách của họ Trương, nó cũng bắt đầu bằng các nhận
định chung về hội họa. Một phần các nhận định chung này chỉ là lặp lại các
ý kiến của người khác. Họa sỹ và các nhà phê bình ở Trung Quốc rất thích
có đồng ý kiến với tiền nhân, và do đó cũng thường đồng ý kiến với nhau.
Nếu dịch độ nửa tá các bài luận văn về nguyên tắc và kỹ thuật hội họa, sẽ
thấy tất cả chúng đều nói rất giống nhau về cùng một vấn đề. Phần nói về
kỹ thuật trong sách này không chi tiết cụ thể bằng của Quách Hy (Trích
đoạn 11). Tôi chỉ dịch một vài đoạn có giá trị độc đáo và quan trọng để làm
nguồn tham khảo về lịch sử và các nhận định về hội họa. Đặc biệt có ý
nghĩa là các nhận xét về quá trình chuyển biến của hội họa từ chân dung
sang các thể loại điểu, thú, côn trùng và phong cảnh trong giai đoạn quan
trọng của các thế kỷ 10 và 11. Họ Quách là người đương thời với Tô Đông
Pha, Lý Công Lân và Mễ Phi. Sách Đồ Họa Kiến Văn Chí đã được
Alexander Soper dịch hết sang tiếng Anh.]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.