HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 91

Phong cách chính là người

Tạ Hách nói [về lục pháp]: “Đầu tiên, phải tạo được khí vận sinh động;

thứ hai, dùng bút pháp mà dựng nên cấu trúc; thứ ba, tả đúng cái hình của
sự vật; thứ tư, tô màu cho thích hợp; thứ năm, bố cục; và thứ sáu, sao
chép.” Không ai có thể tóm tắt sáu phép tắc hội họa hay hơn thế. Tuy nhiên,
người ta có thể học để có được năm phép sau, còn “khí vận sinh động” thì
phải có năng khiếu bẩm sinh mới làm được vậy. Không thể tỉ mẩn học được
điều đó, cũng không thể cứ luyện mãi mà có được nó. Phải có cảm giác
bẩm sinh về nó. “Khí vận sinh động” dường như phải tự nó đến mới được.

Để ta nói rõ điều này: các kiệt tác ngày xưa đều là của các sỹ phu tài cao

ngôi trọng hoặc các kẻ sỹ ẩn dật nơi lâm tuyền. Họ sống đời chân nhân và
tìm thanh tịnh trong hội họa, hết mình với nó, nên cái tâm thanh cao của họ
lộ rõ trong tranh họ vẽ. Tranh vẽ có “khí vận sinh động” cao là vì người họa
sỹ vẽ ra nó có tư chất cao. Và “khí vận sinh động” có cao thì tranh mới tràn
đầy sức sống. Và như ta đã nói, một tác phẩm như thế là cao hơn hết thảy
trong hàng nhất phẩm, vì nó dường như đã bắt được cái thần của sự vật.
Tranh vẽ phải có cái “khí vận sinh động” thật dồi dào thì mới được gọi là
kiệt tác. Nếu không, một bức tranh kỹ càng đến mấy cũng chỉ là một họa
phẩm thương mại mà thôi. Nó được gọi là tranh, mà thực ra không phải.

Cho nên thầy Dương không thể học các bí quyết của sư phụ mình, và

người đóng bánh xe không thể truyền nghề. Nó phải cùng sinh với người,
và trực tiếp từ tâm họ mà ra. Có thể so sánh nó với chữ ký của mỗi người,
vì chữ ký hình như có mang dấu ấn của cái tâm người ta vậy. Những nét
những hình này là từ tâm mà ra và là đồng nhất với cái tâm, cho nên gọi là
“dấu ấn” của tâm. Cái tâm ta ghi dấu ấn của nó trong mọi ý ta nghĩ, mọi lời
ta nói, mọi việc ta làm. Điều này càng đúng hơn trong thư pháp và hội họa,
là những việc trực chỉ từ cảm xúc và ý nghĩ của người viết người vẽ và ghi
lại rõ ràng trên giấy lụa. Nếu chữ ký còn để lộ tư chất của người, thì thư
pháp và hội họa còn bộc lộ con người ta mãnh liệt đến mức nào! Thầy
Dương nói: “Lời là giọng nói của tâm; thư pháp là hội họa của tâm. Hiển lộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.