tiên tôi đề xuất kế hoạch này vào tháng 2/1977, rất nhiều
người, đặc biệt là các nhà công nghiệp, đã hỏi tôi: “Tại sao phải
làm sạch? Kênh đào Rochore (chảy vào Kallang Basin) và sông
Singapore luôn luôn dơ bẩn; là một phần di sản của Singapore!”
Tôi hẳn chẳng đạt được gì từ vấn đề này. Họ cũng ngửi thấy mùa
thối rữa. Người mù trực tổng đài điện thoại ở văn phòng luật
của Choo biết khi nào xe buýt của anh ta chuẩn bị tới sông
Singapore nhờ ngửi thấy mùi hôi thối của sông. Các cống rãnh
nước thải từ sản xuất chịu một nửa trách nhiệm về vấn đề ô
nhiễm nguồn nước. Từng con suối, cống nước và các lạch ngòi
phải được thoát khỏi cảnh ô nhiễm. Teh Cheang Wan, khi đó là
trưởng phòng điều hành của HDB, châm biếm, “sẽ rẻ hơn rất
nhiều nếu hàng tuần ông mua cá và thả chúng xuống sông.”
Lee Ek Tieng không nhụt chí. Anh ta làm việc sát cánh bên
tôi và tự tin với sự hỗ trợ của tôi. Việc làm sạch sông Singapore
và Kallang Basin là một công trình có quy mô lớn. Anh ta đặt các
ống cống ngầm cho toàn bộ hòn đảo, điều này đặc biệt khó khăn
trong một trung tâm thành phố đã được xây dựng sẵn. Chúng
tôi di chuyển mọi người từ khoảng 3.000 xưởng sản xuất thủ
công rồi sau đó tái định cư họ ở những khu công nghiệp với
những bể chứa dầu và các chất thải khác. Từ khi tìm ra
Singapore năm 1819, các xà lan và các tàu thuyền lớn đã chạy
trên sông. Những công nhân sống, nấu ăn và tắm gội ngay trên
những chiếc tàu này. Họ phải di chuyển đến Pasir Panjang ở bờ
biển phía Tây, trong khi những chiếc thuyền buồm dọc theo
sông Kallang được di chuyển tới Tuas và sông Jurong. 5.000
người bán thức ăn nấu sẵn trên đường phố đã phải di chuyển
đến những trung tâm được thiết kế thích hợp. Quen với việc
làm ăn trên lề đường không phải thuê mướn và dễ dàng bắt
khách, họ từ chối di chuyển đến các trung tâm nơi họ phải trả