cuộc bầu cử ở Đài Loan, tôi có hỏi ba cố vấn chiến lược cao cấp
của Mỹ như vậy. Một người trả lời rằng: “Đó là khởi đầu của câu
chuyện”. Ông ta đã suy nghĩ xuyên thấu vấn đề. Nếu nền công
nghệ siêu việt của Mỹ cản trở họ đạt mục đích của mình, thì
không khó gì hình dung 1,2 tỷ người Trung Quốc sẽ xốc lên bởi
một động lực mạnh mẽ là cho người Mỹ thấy rằng họ không
phải là những kẻ hèn nhát, kém cỏi.
Đối với Tổng thống Trần Thủy Biển thì tiếp tục chính sách
của Lý Đăng Huy là tạo ra một bản sắc dân tộc riêng biệt, nổi bật
của Đài Loan sẽ xác nhận việc Bắc Kinh nghi là ông ta đã xác
định tiến trình độc lập của Đài Loan. Điều này sẽ làm tăng nguy
cơ của một giải pháp vội vã cho vấn đề thống nhất đất nước.
Nếu Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập, Lý Đăng Huy sẽ đi
vào lịch sử Đài Loan như một anh hùng dân tộc. Nếu Đài Loan
được tái thống nhất với đại lục bằng bạo lực, lịch sử sẽ không
kiêng nể gì một con người đã mang đến cho người Trung Quốc ở
Đài Loan những nỗi đau và mất mát không cần thiết.
Người dân Trung Quốc ở cả hai phía eo biển có thể làm giảm
mức độ trầm trọng của vấn đề bằng cách tạo lập những mối
quan hệ dễ chịu hơn qua nhiều năm tháng. Nếu là thống nhất
đất nước trong hòa bình, thì phải làm lu mờ dần những khác
biệt hiện đang chia rẽ và tách biệt hai xã hội chứ không phải
nhấn mạnh những khác biệt đó. Cả hai cần thời gian để làm việc
và thu hẹp những cách biệt xã hội, kinh tế và chính trị. Trong
dân chúng ở Đài Loan, cảm giác mình thuộc dân tộc Trung Hoa
không mạnh như ở Hong Kong. Đại lục có thế và lực để chấp
nhận điều này và chọn thực thi một quan điểm cởi mở, cao
thượng nhằm thúc đẩy quá trình hòa giải này. Thống nhất bằng
vũ lực sẽ để lại những vết sẹo không thể tẩy xóa. Mặt khác các
nhà lãnh đạo Đài Loan có trách nhiệm không hành động theo