CHƯƠNG 3: BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ?
Đạt được một ước mơ, được phép đổ mồ hôi
trên sự lao động đơn độc, được cho một cơ hội để sáng tạo,
đó là phần thịt và khoai tây của cuộc sống.
Tiền chỉ là nước dùng.
Bette Davis, diễn viên huyền thoại
Tôi không thể kể với bạn có bao nhiêu nhà điều hành cấp cao đã nói với
tôi rằng: “Mark, tôi ước những sinh viên cao học QTKD của cậu sẽ đến với
chúng tôi với một sự hiểu biết về việc họ là ai và điều gì làm họ vui sướng.
Tôi ước là họ sẽ nói: “Đây là điều thực sự làm tôi thích thú, đây là điều tôi
muốn làm, và đây là cách sẽ giúp công ty của ông.” Có lẽ họ sẽ mất nhiều
thời gian để tìm ra nơi thích hợp, nhưng khi họ tìm được, đó sẽ là công việc
thích hợp và nơi làm việc thích hợp.”
Bạn có thể làm gì? Bất cứ điều gì. Chuyện này giúp được rất nhiều đây!
Vì vậy, bạn muốn làm gì với nghị lực cuộc sống mà bạn được ban cho? Bạn
có thể mô tả công việc mơ ước của mình, một công việc mà bạn không bao
giờ muốn từ bỏ hay không? Cho dù bạn muốn khởi sự một doanh nghiệp
hay làm cho một doanh nghiệp, công việc mơ ước đó cần một sự mô tả dựa
trên việc bạn là ai, bạn muốn gì, và cách bạn sẽ làm tăng giá trị cho những
khách hàng của bạn hay những người thuê bạn. Nó là một bản mô tả làm
thế nào và tại sao bạn sẽ mang cả bản thân mình vào công việc, và cam kết
với sự thành công của nó.
Quá trình này mất thời gian. Khi bị thúc ép về thời gian bởi công việc
học tập và sự đổ xô điên cuồng của những nhà tuyển dụng tại trường, bạn
rất dễ thụ động đi theo quy trình đã thiết lập sẵn. Nhưng thậm chí nếu bạn
không cố hình thành một kế hoạch thay thế, vẫn có ích khi viết ra giấy bản
mô tả công việc đó, cốt lõi của cái mà tôi gọi là bản mô tả số phận , như tôi
đã cho xem bản mô tả của tôi trong Chương 1.
Nội dung của Chương 1 và 2 đã được tập trung theo hướng nội tại. Thể
hiện đầy đủ tiềm năng của mình, học cách phục vụ chính mình, là một bước