của mình về việc mua vào quá nhiều cổ phiếu. Cậu nói: “Ben luôn luôn
bảo tôi rằng GEICO có giá quá cao. Theo các chuẩn mực của ông, đó
không phải là loại cổ phiếu nên mua. Tuy nhiên, vào cuối năm 1951, tôi
đã dốc ¾ tài sản ròng của mình vào GEICO.” Warren vẫn tôn sùng thầy
giáo của mình, dù rằng cậu đã đi chệch hướng khá xa với một trong
những quan điểm đầu tư của Graham.
Học kỳ mùa xuân vẫn tiếp tục và các bạn đồng học của Warren dần dần
chấp nhận những cuộc đàm thoại tay đôi giữa hai thầy trò Graham -
Warren như một thông lệ. Warren “là một người rất tập trung. Cậu ấy tập
trung như một ngọn đèn pin cực mạnh, và hầu như suốt 24/24 giờ mỗi
ngày, 7 ngày trong tuần. Tôi không hiểu cậu ấy ngủ vào lúc nào nữa!”
Jack Alexander nói.
Warren có thể trích dẫn các ví dụ của Graham và
đưa ra các ví dụ minh họa của riêng mình. Cậu ám ảnh với thư viện của
Đại học Columbia, cậu có thể ở đó hàng giờ đọc những tờ báo cũ cho
đến khi họ đóng cửa.
“Tôi mượn các tờ báo từ năm 1929, nhưng họ không có đủ tất cả các số.
Tôi đọc tất cả mọi thứ - không chỉ các câu chuyện về kinh doanh hay
chứng khoán. Bạn có thể ôn lại lịch sử, vốn rất hấp dẫn, qua từng trang
báo và những câu chuyện, những tấm ảnh hay những mẩu quảng cáo...
Nó đưa bạn đến một thế giới khác cùng những sự việc được kể lại bởi
những người tận mắt chứng kiến và điều quan trọng là bạn như đang
sống cùng thời gian đó.”
Warren thu thập thông tin, sau đó loại bỏ những thành kiến do người
khác áp đặt. Cậu bỏ ra hàng giờ đọc tờ Moody’s và tờStandard & Poor’s
để tìm mua cổ phiếu. Nhưng những buổi lên lớp hằng tuần với Graham
mới là mối quan tâm hàng đầu của cậu trong giai đoạn này. Thậm chí cậu
còn thuyết phục người bạn có tính kỷ luật cao Fred Stanback đến nghe
một vài buổi giảng của Graham.
Trong khi sự khăng khít về tư tưởng giữa Warren và Graham trở nên rất
rõ ràng trong lớp học, một học viên đã đặc biệt chú ý đến ông. Bill
Ruane, một nhà môi giới chứng khoán của Kidder, Peabody đã tìm
đường đến với Graham nhờ học hiệu (alma mater) của mình, Trường