Munger mua các “mẩu xì-gà”, chơi chứng khoán, thậm chí mua cả các
doanh nghiệp nhỏ - nhiều vụ giống hệt phong cách của Buffett - nhưng
ông đi theo một chiều hướng hơi khác với Buffett. Lâu lâu ông lại nói
với Ed Anderson: “Tôi chỉ thích các công ty ăn nên làm ra thôi!” Ông
bảo Anderson viết một báo cáo tường tận về các công ty như Allergan,
một nhà sản xuất kính sát tròng. Anderson hiểu sai ý và viết một báo cáo
chi tiết về hoạt động kinh doanh của công ty Graham trong đó xoáy sâu
vào bảng cân đối kế toán. Munger mắng Ed một trận và lặp lại rằng ông
muốn biết về các giá trị vô hình của Allergan: sức mạnh quản trị, tính
bền vững của thương hiệu, và để cạnh tranh với họ thì phải làm gì?
Munger đã đầu tư vào một hãng phân phối máy kéo hiệu Caterpilla và đã
nhìn thấy nó nuốt tiền như thế nào, những khoản tiền nằm trong những
chiếc máy kéo có sức bán chậm đang nằm im lìm trong sân. Để phát
triển, công ty phải mua thêm máy kéo và việc đó lại ngốn thêm một
khoản tiền lớn khác. Munger muốn sở hữu một công ty không cần phải
có những khoản đầu tư liên tục, mà là một công ty “phun” ra nhiều tiền
hơn số được nạp vào. Nhưng những phẩm chất của một công ty như thế
là gì? Và điều gì giúp một công ty như thế có một lợi thế cạnh tranh bền
vững? Munger luôn luôn hỏi mọi người rằng: “Công ty tốt nhất anh từng
nghe nói đến là công ty nào?” Nhưng ông là một con người không có
chút kiên nhẫn lớn nào, và có xu hướng nghĩ rằng người khác có thể đọc
được suy nghĩ của ông.
Sự thiếu kiên nhẫn của ông nổi bật hơn tất cả mọi lý luận khác đang tồn
tại trong đầu óc ông. Ông muốn trở nên thực sự giàu có một cách nhanh
chóng. Ông và Roy Tolles đánh cá với nhau xem công ty nào sẽ có mức
lợi nhuận hơn 100% một năm. Ông muốn mượn tiền để làm ra tiền, trong
khi Buffett chưa bao giờ mượn một món tiền đáng kể nào trong đời. “Tôi
cần 3 triệu đô la”, Munger nói như thế trong một lần đến thăm Union
Bank of California. “Xin ký vào đây” là câu trả lời của ngân hàng.
Với số tiền lớn này, Munger tiến hành những thương vụ khổng lồ như vụ
Nhà máy điện British Columbia, được bán với giá 19 triệu đô la và bị