HÒN TUYẾT LĂN: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WARREN BUFFETT - TẬP 1 - Trang 372

nhằm bảo trợ ngành dệt trước các thương nhân nước ngoài, vì những nơi
khác có chi phí dệt vải rẻ hơn nhiều.

[789]

Như vậy, ngay từ những ngày

đầu tiên, các nhà máy sợi đã cần đến sự trợ giúp bằng chính trị để tồn tại.
Vào đầu thế kỷ XX, một công nghệ mới - máy điều hòa nhiệt độ - ra đời
tạo ra một cuộc cách mạng trong các nhà máy bằng cách tạo điều kiện
cho các hệ thống kiểm soát độ ẩm và bụi trong không khí một cách chính
xác, và chẳng bao lâu sau việc chuyên chở sợi từ miền nam, nơi có nhân
công giá rẻ, lên bờ biển giá lạnh của New England ở miền bắc đã không
còn hiệu quả về mặt kinh tế. Người nối nghiệp Knowles, James E.
Stanton Jr., đứng nhìn một nửa số nhà máy của các đối thủ của mình tan
chảy về phía nam.

[790]

Lâm vào cảnh khốn khó và lương bị cắt giảm liên

tục, công nhân của các nhà máy phía bắc bắt đầu một cuộc đình công kéo
dài 5 tháng làm vỡ lưng các ông chủ của họ. James Stanton “do dự trong
việc chi tiền vốn của các cổ đông để mua máy móc thiết bị mới vì ngành
dệt hiện tại đang rơi vào tình cảnh rất tồi tệ trong khi triển vọng lại
không có gì sáng sủa.” Con trai ông nhớ lại.

[791]

“Ông rút vốn ra khỏi

công ty bằng cách chi trả cổ tức.”

Vào lúc con trai của Stanton, chàng sinh viên tốt nghiệp trường Harvard,
nắm quyền điều hành công ty vào năm 1934, khu nhà xưởng lung lay,
già nua của Hahaway vẫn còn cọc cạch sản xuất được vài bó sợi mỗi
ngày. Seabury bị ám ảnh với ý nghĩ trở thành người hùng cứu các nhà
máy dệt của quê hương. Anh nói: “Cần thành lập một công ty dệt được
trang bị máy móc hiện đại nhất và năng lực quản lý tốt nhất ở New
England này...” và mời người anh của mình lên một kế hoạch 5 năm để
hiện đại hóa nhà máy.

[792]

Họ bỏ ra 10 triệu đô la để lắp đặt máy điều

hòa nhiệt độ, thang máy, băng chuyền trên cao, hệ thống chiếu sáng, và
cả phòng thay quần áo cá nhân đi trước thời đại bên trong các tòa nhà
bằng gạch đỏ cổ kính của công ty. Họ chuyển từ sợi bông sang tơ nhân
tạo, loại vải dành cho người bình dân, và sản xuất vải may dù lượn bằng
sợi nhân tạo trong thời gian Chiến tranh Thế giới II, và phất lên trong
một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, lao động nước ngoài
giá rẻ đã làm hạ giá mặt hàng này. Để cạnh tranh, Seabury vắt từng đồng
lương của công nhân trong nhà máy mới và hiện đại của mình. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.