rồi năm tháng trôi qua, từng cơn sóng lớn vỗ bể bờ công ty của ông - sợi
nhập khẩu giá rẻ hơn, sự cạnh tranh về tự động hóa, nhân công miền nam
rẻ hơn - làm lộ ra nguy cơ lớn đối với các nhà máy của ông.
Năm 1954, Siêu bão Carol cấp 14 đổ bộ vào các trụ sở chính của
Hathaway nằm trên Phố Cove. Dù cái tháp đồng hồ đầy phong cách của
công ty vẫn đứng vững trong cơn bão nhưng biển nước bẩn và gạch đá
đã tràn vào nhấn chìm các khung cửi và những đống vải thành phẩm bên
trong nhà máy. Thay vì xây dựng lại nhà máy, hoặc đi theo trào lưu tiến
về phía nam, Seabury sáp nhập Hathaway với một nhà máy khác,
Berkshire Fine Spinning, trong một nỗ lực nhằm xây dựng một bức
tường thành chống lại một làn sóng lớn.
Berkshire Fine Spinning sản xuất tất cả mọi thứ từ loại vải bố dày, bền
chắc cho đến những loại vải sa-tanh mỏng và mềm mại và cả vải pô-pơ-
lin tân kỳ. Malcolm Chace, chủ của nó, kiên quyết không bỏ ra dù chỉ
một xu để chạy theo phong trào hiện đại hóa. Nicholas Brady, cháu trai
của ông, đã viết một bài báo về ngành này cho trường Harvard vào năm
1954, và nản lòng đi đến kết luận rằng cậu nên bán cổ phiếu Berkshire
của mình.
Lẽ tự nhiên Chace phản đối đề nghị hiện đại hóa của Seabury Stanton,
nhưng Công ty Berkshire Hathaway mới này đã bị chi phối bởi ý thức
hướng đến sự phát triển của Stanton. Ông đơn giản hóa dây chuyền sản
xuất, tập trung vào sợi nhân tạo và cuối cùng nắm hơn 50% thị phần vải
lót áo vét-tông nam trên khắp nước Mỹ.
Khi Berkshire Hathaway
dưới quyền điều khiển của Stanton đã tung ra thị trường gần một phần tư
tỉ yard
vải thành phẩm một năm. Ông tiếp tục thực hiện hiện đại hóa
không ngừng nghỉ và bỏ vào một triệu đô la nữa vào các nhà máy.
Vào lúc này, Otis, anh trai của ông, bắt đầu nghi ngờ về việc tiếp tục để
nhà máy ở lại New Bedford, nhưng Seabury cho rằng cơ hội di dời nhà
máy về phía nam đã trôi qua,
và từ chối buông bỏ giấc mơ làm sống
lại các nhà máy.