là một cú tấn công trực diện vào tờ báo.
Hậu quả là, cổ phiếu
từ 38 đô la đổ nhào xuống còn 16 đô la.
Tuy đã có một giải Pulitzer trong tay, những kẻ đột nhập Watergate bị
tuyên án và tống giam, và một hồ sơ điều tra cùng các chứng cứ ngày
càng nhiều cho thấy có sự dính dáng của nhiều quan chức trong nội các
Nixon trong vụ Watergate, Graham vẫn tiếp tục dự đoán xem tờ báo
đang lớn mạnh hay đang đi chệch hướng.
Trong giai đoạn này, bà
dành phần lớn thời gian của mình để chiến đấu chống lại những ngọn lửa
đang bủa vây xung quanh tờ báo. Chủ tịch tờ báo Fritz Beebe mắc bệnh
ung thư và sức khỏe của ông suy giảm nhanh chóng
vẫn còn cần một người có năng lực để làm chỗ dựa. Bà quay sang một
trong các thành viên hội đồng quản trị của tờ báo là André Meyer, một
cổ đông chính của ngân hàng đầu tư Lazard Frères.
Không khoan dung, thô lỗ, hay giấu giếm, hợm hĩnh và tà dâm, Meyer
thường “giày xéo lòng tự trọng của người khác”. Ông ta được xem là
“Picasso của Ngân hàng” và là một con người “gắn kết một cách dâm
đãng với tiền bạc”. Ông ta được gọi là nhà tư bản ngân hàng vĩ đại nhất
của thế kỷ 20, “một thiên tài về nghệ thuật tích trữ tiền của”, nói theo lời
các cộng sự của ông ta.
Ông ta cũng là người có nhiều mối quan hệ
với những người giàu có và là người từng bắn tin cho Kay Graham rằng
bà không chỉ có một mình trong vụ Watergate. Ông ta “có một khả năng
liên kết người khác vào những lúc khốn cùng theo một cách đặc biệt có
thể tạo dựng lòng trung thành và trao cho ông ta những cơ hội làm ăn
trong tương lai.” Một cựu quản lý của Ngân hàng Lazard nói.
Chẳng bao lâu ông ta đã thân tình với Graham và người ta thường thấy
bà cùng Meyer ra vào các nhà hàng, nhà hát và các buổi tiệc tùng.
Beebe qua đời vào ngày 1 tháng 5 năm 1973, một tuần sau khi luật sư
của ông, George Gillespie, cũng là luật sư riêng và là một trong những
cố vấn của Graham, bắt đầu các thủ tục phân chia tài sản của ông.
Gillespie nghe rằng một nhà đầu tư lớn tại Omaha đang mua cổ phiếu
của Post, thế là từ ngôi nhà nghỉ hè của mình tại Maine, ông ta gọi điện