Nhưng cậu đã nhìn nhận sai về sứ mệnh của Harvard, vốn chỉ đào tạo ra
các nhà lãnh đạo. Khi cậu đến Chicago và tự giới thiệu mình với người
phỏng vấn, anh ta không để ý gì đến sự tự tin của cậu trong tư thế là một
“thần đồng”.... “Tôi trông như mới 16 tuổi và tâm hồn tôi là của một đứa
trẻ lên chín. Tôi ở đó trong 10 phút với anh sinh viên Harvard, người
chịu trách nhiệm phỏng vấn tôi. Anh ta đánh giá năng lực của tôi và cho
tôi... rớt.”
Warren không bao giờ có cơ hội để chứng tỏ kiến thức về cổ phiếu của
mình. Anh chàng phỏng vấn viên đến từ Harvard nhẹ nhàng chúc cậu có
nhiều cơ hội tốt hơn trong các năm sắp tới. Warren rất ngây thơ, nói như
thế tức là có hy vọng. Cho nên, khi nhận được thư từ chối từ Harvard,
cậu bị sốc nặng. Ý nghĩ đầu tiên của cậu là: “Mình phải nói với bố như
thế nào đây?”
Dù nghiêm khắc và cứng rắn nhưng Howard không bao giờ đòi hỏi quá
nhiều ở các con mình. Giấc mơ Harvard là của Warren, không phải của
cha cậu. Howard đã quen với thất bại và luôn đứng vững trong những lúc
khó khăn. Câu hỏi Warren thực sự cần hỏi đúng ra phải là: Mình phải nói
với mẹ thế nào đây?
Những cuộc nói chuyện diễn ra, nhưng rồi mọi người cũng quên khuấy
đi theo thời gian. Tuy nhiên sau này Warren nói rằng việc bị Harvard từ
chối là một chương then chốt không thể bỏ qua trong cuộc đời ông.
Gần như ngay lập tức, Warren bắt đầu điều tra các trường khác. Trong
khi lật nhanh catalog của trường Columbia vào một ngày nọ, cậu bắt gặp
hai cái tên rất quen thuộc đối với cậu: Benjamin Graham và David Dodd.
“Đây là những tên tuổi rất lớn đối với tôi. Tôi vừa đọc sách của
Graham, nhưng tôi không hề nghĩ rằng ông ấy dạy tại Đại học
Columbia.”
Cuốn sách của Graham có nhan đề là “Nhà đầu tư thông minh” (The
Intelligent Investor), xuất bản năm 1949.
Quyển sách này là một “cố
vấn thực tế” cho tất cả các kiểu nhà đầu tư - cẩn trọng hay đầu cơ, hoặc
“những người dám nghĩ dám làm” - và thổi bay những mớ lý thuyết xám