bại trong việc thuyết phục họ. Cũng có lúc cậu chạm trán một khách
hàng tiềm năng ở tuổi 70 với một đống đô la trên bàn làm việc và cô thư
ký đang ngồi trong lòng ông ấy. Mỗi lần cô gái hôn ông ấy, ông ấy đưa
cho cô một tờ một đô la.
“Cha tôi không dạy tôi biết phải làm gì trong hoàn cảnh đó. Nói chung,
tôi không được bồi dưỡng để tăng cường hiệu quả cá nhân. Khi lần đầu
tiên tôi chào bán cổ phiếu GEICO, Buffett-Falk chỉ có cái văn phòng nhỏ
này dưới phố và các giấy chứng nhận cổ phần được đưa tới và tên của
Jerome Newman đã được viết sẵn trên đó. Ông ấy là người bán và tôi là
người mua để bán lại. Thế là những người làm việc trong Buffett-Falk
bảo tôi: “Cái quái gì thế này? Cậu nghĩ rằng mình khôn ngoan hơn
Jerry Newman sao?’”
Thực ra, Graham-Newman đang lập thêm một công ty mới và một vài
nhà đầu tư đã góp vốn bằng các cổ phiếu GEICO. Điều đó có nghĩa là
chính họ đang bán cổ phiếu của GEICO chứ không phải Graham-
Newman. Warren không biết điều đó.
GEICO thì cậu không cần biết ai đang bán chúng. Cậu không cần phải
chạy đi hỏi người này người nọ rằng tại sao họ lại bán chúng đi. Cậu
không hề bị dao động và tin chắc vào suy nghĩ của riêng mình. Cậu cũng
không giấu diếm sự thật khi nói về mình:
“Tôi là một tên láu cá với một tấm bằng tốt nghiệp trong tay giữa những
người chưa hề biết đến trường đại học. Có lần Ralph Campbell, một đại
lý tư vấn bảo hiểm, đến công ty gặp ông Falk và nói: “Tại sao chú nhóc
này lại đi lòng vòng chào bán cổ phiếu GEICO nhỉ?” GEICO là một
công ty không sử dụng các nhân viên bán hàng kiểu đại lý bảo hiểm. Tôi
trả lời, đúng kiểu của một gã ma lanh: “Ông Campbell, ông nên mua cổ
phiếu này để làm bảo hiểm thất nghiệp đi là vừa.”
Toàn bộ ý nghĩa của qui tắc thứ nhất của Dale Carnegie, Đừng chỉ trích,
đã lặn mất tăm. Warren đã sử dụng cái mà sau này trở thành sự hóm hỉnh
mang nhãn hiệu Buffett với dụng ý cho mọi người thấy rằng cậu biết về
một vấn đề nào đó rõ hơn người khác. Tại sao không ai muốn tin rằng đó
là sự khôn ngoan của một chàng trai mới 21 tuổi?, nhưng cậu thực sự là