. Trong tình huống tệ nhất, cả hai phía của một thương vụ
mua bán chứng khoán song hành đều sai với dự tính – cái bán thì
tăng, cái mua thì hạ. Đây là một “rủi ro động đất” (earthquake
risk) của người mua bán chứng khoán song hành (arbitrageur).
. Junk bond: trái phiếu có độ rủi ro cao. – ND
. Buffett, phát biểu tại cuộc họp cổ đông thường niên
Berkshire năm 1994. Munger đã đưa ra lời bình phẩm “nhảm nhí và
bậy bạ” tại cuộc họp cổ đông thường niên Berkshire năm 2001.
. Mô hình với trái phiếu lãi suất cao nhưng rủi ro lớn
(junk bonds) được dựa trên một lịch sử tín dụng trung bình, không
phải là hành vi của một thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu. Hai
mô hình này không những có liên quan với nhau mà còn có cùng
một thiếu sót như nhau, đó là “những sự kiện chấn động”
(earthquake events) không bao giờ được xem là một nhân tố trong
đó một cách chính xác – bởi vì nếu như thế, mô hình này đòi hỏi
một khoản chi phí vốn cao đến mức không thể thực hiện được.
. Với sự ra đời của các thị trường tương lai sử dụng chỉ số
vốn vào năm 1982, Buffett khởi sự mua bán những công cụ này
như một biện pháp chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, ông đã viết cho Nghị
Sĩ John Dingell, Chủ tịch của Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại
Hạ Viện cảnh báo về rủi ro của nó, đồng thời cũng viết cho Don
Graham: “Có quá nhiều cho những lời tuyên bố về việc chia sẻ
rủi ro và việc tận dụng kiểu đầu tư; trên thực tế, toàn bộ các hợp
đồng thật sự đều dính líu đến vấn đề cờ bạc vốn được bẩy lên
cao trong ngắn hạn – với các nhà môi giới cắn rứt từng đồng đô
la của công chúng tham gia đầu tư chứng khoán.” Thư của Warren
Buffett gởi Mr. và Mrs. Don Graham, ngày18/01/1983.