các trọng tâm và bản chất con người lý trí của ông. Ông chỉ dám xem
mình như một thầy giáo. Suốt cuộc đời mình, ông đã tìm và sống
theo các giá trị đã được thấm nhuần vào con người ông nhờ
Howard Buffett, cha ông. Ông nói rằng cha ông từng dạy ông rằng
câu hỏi “Làm thế nào” luôn quan trọng hơn câu hỏi “Có bao nhiêu”.
Kiềm chế được sự nhẫn tâm của bản thân không phải là một bài tập
dễ dàng đối với Buffett. Thực ra nếu ông có làm được như thế là vì
ông là con người trung thực – và vì ông bị ám ảnh bởi sự thôi thúc
được thuyết giảng. “Warren giới hạn tiền bạc của mình một cách có
chủ ý,” Munger nói. “Lẽ ra Warren còn kiếm được nhiều tiền hơn
nữa nếu không cưu mang tất cả các cổ đông đó và duy trì các công
ty hợp danh lâu hơn, nhưng ông ấy không hề quan tâm đến điều
đó.” Nếu được tăng lên không ngừng theo mức lãi suất kép trong
hơn 33 năm, khối tài sản tăng thêm đó giờ đây trị giá hàng tỉ đô la –
không, phải nói là hàng chục tỉ đô la mới đúng.
Ông có thể mua
và bán các công ty con của Berkshire Hathaway với những tính toán
lạnh lùng về các khoản thu nhập do chúng mang lại mà không cần
phải bận tâm đến số phận của những con người có liên quan. Ông
có thể trở thành hoàng đế của các vụ mua lại công ty. Ông có thể
được tiến cử và dùng tên của mình để đặt cho các loại hình kinh
doanh. Munger nói: “Cuối cùng, ông ấy không muốn làm điều
đó. Ông ấy có khả năng cạnh tranh, nhưng không bao giờ cạnh tranh
bất chấp đạo lý. Ông ấy muốn có một cuộc sống có ý nghĩa và
điều đó tạo cho ông ấy một tư thế hiên ngang khí khái trước công
chúng. Và, tôi sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình, rằng cuộc đời
của Warren Buffett thực sự đã trở nên có ý nghĩa hơn theo cách này.”
Phải nói rằng chính ý muốn chia sẻ những gì mình biết bằng
một hành động hết sức hào phóng mới làm ông bỏ ra hàng tháng
ròng để viết thư gời cổ đông hàng năm; rồi chính niềm vui qua sự
tự quảng bá các sản phẩm của mình đã thôi thúc ông mang cả một