Harish C. Mehta và Julie B. Mehta
HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia
Dịch giả: Đặng Phi Bằng
- 12 -
VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM
Với bảy con mắt của ông, người ta nói Hun Sen có thể nhìn thẩy trước mọi
nước cờ mà các kẻ thù của ông đang dự định thực hiện.
Ông đã nói về các con mắt giả khác nhau bằng thủy tinh được Nhật và Liên
Xô lắp cho ông sau khi ông bị mù mắt trái trong một trận chiến lớn ngay
trước khi Phnom Penh bị thất thủ vào năm 1975, “ Tôi có một con mắt
Campuchia và sáu con mắt Nhật “.
Khi các lực lượng kết hợp của phong trào kháng chiến – Pol Pot, Sihanouk
và Son Sann – lật đổ chính phủ Heng Samrin không thành công và là tiền
thân của chính phủ sau này, chính quyền Hun Sen , phong trào ngày càng
vỡ mộng và đã phải viện đến cách gọi tên nhỏ nhen, thậm chí là đê tiện,
trong số những lời lẽ khác, như “ tay sai của Việt Nam “, “ bù nhìn”, “ kẻ bị
giật dây”, “ kẻ phản bội” và “ Hun Sen chột mắt “. Ông bị chỉ trích là sự có
mặt của bộ đội Việt Nam ở Campuchia là “ sự chiếm đóng quân sự “.
Những lời khẩu chiến được nói đi nói lại hàng trăm lần đã trở thành biệt
ngữ ý thức hệ vốn che đậy đi các vấn đề thực sự của tội diệt chủng và cuộc
nội chiến. Những từ này được dùng để chửi mắng những người giải phóng
đất nước khỏi chế độ Khơme Đỏ giết người và rồi những lời lẽ ấy đã xức
dầu tấn phong Khơme Đỏ lên làm đại diện hợp pháp của Campuchia tại
Liên Hiệp Quốc.
Phương Tây và hầu hết các nước châu Á không cộng sản, đã ủng hộ
Khơme Đỏ . Họ đã bưng bít tội diệt chủng và làm ngơ trước những tiếng
kêu gào công lý bên trong Campuchia và sự đòi hỏi trừng phạt những kẻ
gây ra tội ác. Các quốc gia này trở thành vô can với sự thịnh nộ này, họ
không nằm trong tầm với của Campuchia . Phong trào kháng chiến đã biết
nó có thể thao túng chỉ vì phương Tây và các nước châu Á phi cộng sản
vẫn tiếp tục giữ quan điểm không thay đổi. Điều này đã châm dầu thêm vào