Cuộc tranh cãi om sòm và chát chúa nhất là cuộc đấu khẩu giữa Hun Sen
và Khơme Đỏ .
Hun Sen kể “ Khơme Đỏ và tôi chưa bao giờ đồng thuận với nhau. Tôi
thường phải đi đến chỗ tranh cãi với Khơme Đỏ trong các cuộc đàm phán .
Lúc tôi cũng lạc quan và đó là lý do tôi tiếp tục đàm phán. Có nhiều trở
ngại, nhưng còn hơn là giao chiến”.
Khi cuộc đàm phán hòa bình xuất hiện dần ở phía trước, Hun Sen đã đảm
nhiệm lại chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào cuối năm 1987 để tỏ rõ
phong thái riêng của mình về các công việc đối ngoại của chức vụ Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao, một Bộ giữ vai trò quyết định trong việc giải quyết
các cuộc đàm phán. Ông đã đưa cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kong Kom,
người đã giữ chiếc ghế ấy cho ông xuống làm phụ tá. Động thái ấy đã làm
nổi bật tầm cỡ của ông trong khi ông đang chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ
hai với Siahnouk.
Làm cho kế hoạch đàm phán hết sức rối rắm, một lần nữa Sihanouk lại đổi
ý. Lần này, ông yêu cầu Hun Sen gặp ông tại St.Germain-en-Laye ở Pháp
vào ngày 20 và 21 tháng 1 năm 1988.
Mau chóng già dặn kinh nghiệm hơn, Hun Sen biết ai là những người ủng
hộ ông. Trước khi gặp Sihanouk, ông đã dừng chân ở New Delhi để thảo
luận với liên minh của mình, Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi, người đã tiếp
tục duy trì sự nồng nhiệt và tình cảm của mẹ ông đối với chính phủ
Campuchia vượt khỏi các khuôn khổ của liên minh chính trị. Hai quốc gia
đã gắn kết với nhau nhờ vào các mối liên quan về văn hóa Hindu chung và
hệ chữ viết Pali – Phạn mà ngôn ngữ Khơme đã dựa vào đó. Ông Rajiv và
Hun Sen đã gặp nhau hơn một giờ để thảo luận các đường lối tìm kiếm hòa
bình.
Mùa đông của nước Pháp ở St.Germain-en Laye sắp tàn, ông đã gặp
Sihanouk trong vòng đàm phán thứ hai. Hun Sen nhanh chóng chứng tỏ sự
sắc bén của một nhà đàm phán, khi ấy bằng cách dùng lời lẽ khiển trách
nhẹ nhàng, nhưng vẫn với giọng kính cẩn, ông đã thuyết phục được
Sihanouk đồng ý thành lập chính phủ liên hiệp hai bên, giữa hoàng thân và
ông, loại bỏ Khơme Đỏ và Son Sann. Phiên họp cuối cùng của cuộc đàm