phe phái nào và qua đó đã đẩy mạnh được tiến trình đạt tới hòa bình.
Sau khi bộ đội Việt Nam rút quân khỏi Campuchia vào tháng 9 năm 1989,
cuối cùng chính phủ Phnom Penh đã bắt đầu chính thức được những người
ủng hộ mới. Sự rạn nứt xảy ra trong chính sách cô lập Campuchia của
phương Tây. Vào tháng 11, phe kháng chiến của Sihanouk bị hoang mang,
Hoa Kỳ và các nước trong khối ASEAN trở nên quan ngại khi thấy Anh,
Canada, Pháp, New Zealand và Úc bắt đầu đối thoại với chính phủ Hun
Sen .
Pháp, nước thực dân trước đây của Campuchia đã sẵn sàng mở một liên
minh với Pháp ở Phnom Penh bằng một phái bộ văn hóa chính thức.
Canada và Anh gửi các nhà ngoại giao sang Campuchia tìm hiểu tình hình
thực tế. Cùng tháng ấy, Bộ trưởng ngoại giao New Zealand, ông Russell
Marshall gặp Hun Sen ở Thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến thăm các
nước Đông Nam Á.
Hun Sen rất mừng khi vào tháng 11, Quốc hội châu Âu ở Strasbourg đã
thúc giục các nước thành viên trong Cộng đồng châu Âu mở rộng việc công
nhận chính phủ của ông trên thực tế. Quốc hội châu Âu kêu gọi chấm dứt
viện trợ hoàn toàn cho các phe chống đối do Sihanouk lãnh đạo và “phàn
nàn về việc chính phủ Trung Quốc tiếp tục ủng hộ chính trị, quân sự và
kinh tế cho Khơme Đỏ “. Trong khi thúc giục 12 nước thành viên châu Âu
tăng cường viện trợ nhân đạo cho nhân dân Campuchia , Quốc hội này yêu
cầu các nước thành viên cô lập quân đội Khơme Đỏ và những người lãnh
đạo của nó “về ngoại giao và quân sự”, đặc biệt là ở Liên Hiệp Quốc. Một
nhà ngoại giao ở Phnom Penh đã nhận định “ Ở Washington, họ không vui
vẻ gì và không ai muốn tiến đến công nhận chính phủ Phnom Penh “.
Rốt cuộc, một hiệp định hòa bình lâu dài đã được ký ở Paris vào tháng 10
năm 1991. Hiệp định này kêu gọi bốn phe cánh hợp tác và tổ chức bầu cử
vào năm 1993. Mặc dù Khơme Đỏ đã ký vào văn bản này, nhưng họ vẫn
tẩy chay cuộc bầu cử.
Hun Sen nói “ Nhưng đây (các mối bất đồng của tôi với Khơme Đỏ ) không