Campuchia vì nước này chưa thành lập được chính phủ hợp pháp.
Khi hội đồng lập hiến, cơ quan phúc thẩm tối cao với nhiều người có cảm
tình với chính đảng của Hun Sen , đã bác bỏ các yêu cầu của phe đối lập
đòi đếm lại phiếu bầu vào ngày 1 tháng 9, khoảng 15.000 người ủng hộ
Ranariddh và Rainsy đã xuống đường. Bị kích động bởi những lời nói khoa
trương có tính sô vanh chống Việt Nam , một nhóm những người phản đối
đã phóng hỏa đài kỷ niệm đánh dấu cuộc giải phóng của Việt Nam vào năm
1979. Chính phủ đã không can thiệp để giải tán cuộc biểu tình ngồi một chỗ
của quần chúng tại Phnom Penh , vì e ngại họ sẽ bị buộc tội phá hỏng tiến
trình dân chủ. Nhưng chính phủ đã buộc phải ra tay khi vào ngày 7 tháng 9,
một kẻ tấn công giấu mặt đã ném lựu đạn vào tư dinh của Hun Sen . Cha
ông ở tại nhà, nhưng không ai bị thương và chỉ bị thiệt hại nhỏ. Hun Sen đã
trở nên lo lắng hơn về sự an toàn của gia đình ông.
Các cuộc xung đột nổ ra khi cảnh sát đến giải tán những người phản đối
đang dựng trại tại các nơi công cộng. Một số người phản đối đã bị thương
và một nhà sư được cho là đã bị giết. Hun Sen vẫn bình tĩnh đối diện với
những người phản đối này, ông biết đó chỉ là thái độ nhắm vào việc củng
cố lập trường đòi thương lượng của phe đối lập tại cuộc đàm phán thành lập
chính phủ liên hiệp mới. Thậm chí khi những cuộc phản đối đang tiếp diễn,
ít nhất bốn đảng viên Funcipec đã đang để mắt nhắm đến chức Bộ trưởng
Bộ Du lịch.
Sự dự đoán về tình hình này của Hun Sen là chính xác. Không còn nghi
ngờ gì nữa, vào giữa tháng 9, Ranariddh và Rainsy đã bỏ tất cả các yêu
sách liên quan đến cuộc bầu cử, ngoài hai đòi hỏi – ghi chép lại tất cả
những lá phiếu đã dùng, chưa dùng và còn dự trữ, và sử dụng một công
thức khác để xác định việc phân chia các ghế tại Quốc hội . Họ viện cớ
rằng sự phân chia số ghế trong Quốc hội đã bị thay đổi trái pháp luật trước
cuộc bầu cử để tạo thuận lợi cho đảng cầm quyền.
Để nhắc nhở phe đối lập nhớ rằng ông là người thắng cử, Hun Sen đã báo
trước là Đảng CPP có ba sự chọn lựa – thành lập chính phủ liên hiệp với
Đảng Funcipec của Ranariddh; sửa đổi Hiến pháp và xóa bỏ nguyên tắc hai
phần ba đa số phiếu và đơn phương thành lập chính phủ; hoặc đơn giản hơn