Hưng-đạo vương lấy làm kỳ, hỏi đến sự học hành, hỏi đâu giả nhời đấy,
trôi trát như suối chảy, lục thao, tam lược, cùng kinh truyện, không sót chỗ
nào.
Hưng-đạo vương mừng lắm, sai lấy thuốc dấu rịt vào chỗ đau, rồi cho
ngồi một xe sau, đem về kinh-đô.
Phạm-ngũ-Lão nguyên là người văn võ kiêm toàn, có chí từ thuở nhỏ.
Thường hay ngâm một bài thơ như sau này:
”Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng hổ át sao Ngâu.
Công danh nếu để còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Võ-hầu!"
Khi ấy Hưng-đạo vương đem Phạm-ngũ-Lão vào chầu, tiến lên thiên-tử,
dùng làm quản vệ-sĩ. Các vệ-sĩ không phục, xin đấu sức. Ngũ-Lão xin cáo
về nhà ba tháng thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và lĩnh chức.
Ngũ-Lão về đến nhà, mỗi ngày ra đồng, tìm chỗ nào có gò cao tập nhảy,
cách vài mươi thước, nhảy vót như không. Tập thành rồi vào thi, đấu sức
với các vệ-sĩ, tay đấm, chân đá, nhảy nhót như bay, hàng mấy trăm lực sĩ
xúm vào đánh một mình không nổi, từ bấy giờ chúng mới phục.
Vua thấy người có tài, cho theo Hưng-đạo vương về Vạn-kiếp giúp việc
quân nhung. Hưng-đạo vương biết Ngũ-Lão là người văn võ kiêm toàn, mặt
mũi khôi ngô, đang trạc tuổi trẻ, có lòng yêu mến, cho làm đàn anh cả bọn
tì-tướng bộ-hạ.
Dã-Tượng, Yết-Kiêu cậy mình có sức khỏe, và hầu Hưng-đạo vương đã
lâu, thấy Ngũ-Lão còn trẻ mà được làm đàn anh mình, không phục, xin tình