HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH THEO SÓNG ELLIOTT - Trang 203

Nói một cách đơn giản, đồ thị nến Nhật Bản cũng sử dụng các dữ liệu

cơ bản là Giá Mở Cửa (O) - Giá Cao Nhất (H) - Giá Thấp Nhất (L) - Giá
đóng cửa (C). Điểm khác biệt là cách sắp xếp và thể hiện các dữ liệu này
như thế nào. Đồ thị nến Nhật Bản là một công cụ tuyệt vời thể hiện tương
quan sức mạnh giữa bò (phe mua) và gấu (phe bán), đồng thời cung cấp các
chỉ báo đảo chiều thị trường.

MACD là chỉ báo đo lường đà tăng trưởng được xây dựng bởi Gerald

Appel vào cuối những năm 1970. Mặc dù nó là chỉ báo có độ trễ (vì được
xây dựng dựa trên các đường trung bình di động), nhưng MACD vẫn là
công cụ định thời điểm tuyệt vời ở các thị trường có xu hướng dài hạn và để
đánh giá mức độ mạnh hoặc yếu của đà tăng trưởng hiện tại.

Trên đồ thị ngày của WMT (xem Hình 6.9) từ tháng 3 năm 2011 đến tháng
5 năm 2012, rõ ràng có một sóng đẩy đang hình thành. Bên trong sóng tăng
giá này, ba sóng đầu tiên kết thúc tại 62,63 USD. Sóng (4) có sóng hiệu
chỉnh dạng phẳng, bao gồm ba sóng A-B-C, với cấu trúc sóng con bên trong
là 3-3-5. Đặc điểm rõ nét nhất để nhận diện ra dạng sóng phẳng là sóng B
kết thúc gần điểm bắt đầu của sóng A. Dựa trên cách đánh nhãn này, chúng
ta kỳ vọng giá tiếp tục tạo đỉnh cao mới theo sóng (5), tức cao hơn mức giá
62,63 USD.

SÓNG HIỆU CHỈNH DẠNG PHẲNG

Sóng phẳng bao gồm ba sóng là A-B-C với cấu trúc sóng con bên trong
lần lượt là 3-3-5. Trong đó, sóng B sẽ kết thúc tại điểm khởi đầu của sóng
A.

Vì muốn nhìn thấy nhiều bằng chứng ủng hộ cho kịch bản đếm sóng

này, tôi kiểm tra thêm hai chỉ báo kỹ thuật để xem chúng có đồng ý với
phân tích sóng Elliott chúng ta đang đếm hay không, chúng ta sẽ bắt đầu
bằng phân tích đồ thị nến Nhật Bản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.