HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH THEO SÓNG ELLIOTT - Trang 295

xu hướng B-D nằm ngang, và đường xu hướng A-C chỉ theo hướng của xu
hướng chính ở cấp độ sóng lớn hơn. Trong tam giác mở rộng, đường xu
hướng A-C và B-D phân kỳ với nhau.

Trong một sóng tam giác hội tụ, sóng C không bao giờ vượt quá điểm

kết thúc của sóng A, sóng D không bao giờ vượt quá điểm kết thúc của
sóng B, và sóng E không bao giờ vượt quá điểm kết thúc của sóng C. Sóng
B có thể hoặc không vượt qua điểm khởi đầu của sóng A. Như thể hiện
trong Hình A.16, nếu sóng B vượt quá điểm khởi đầu của sóng A, tam giác
này được gọi là tam giác hội tụ liên tục (running contracing triangle). Tam
giác liên tục (running triangle) khá phổ biến.

Hình A.16

Nguồn: Trích từ sách Nguyên Lý Sóng Elliott

Tam giác rào chắn có đặc điểm tương tự như tam giác hội tụ, chỉ có

một ngoại lệ sau: Trong tam giác rào chắn, sóng D kết thúc tại cùng mức
giá với sóng B. Trong sóng tam giác mở rộng, sau khi hoàn tất sóng A, mỗi
sóng con bên trong đều vượt quá điểm bắt đầu của sóng con trước đó.

Sóng tam giác luôn xuất hiện trước sóng chuyển động cuối cùng theo

hướng của xu hướng chính ở cấp độ sóng lớn hơn tiếp theo. Sau sóng
chuyển động cuối cùng thường là cú đảo chiều giá nhanh và mạnh, được
gọi là “kiểm đâm hậu tam giác” (post-triangle thrust) (hay còn gọi là “mục
tiêu giá của mẫu hình tam giác”) (xem Hmh A.17).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.