HỦY HOẠI VÌ YÊU - Trang 4

Sơ lược về tác phẩm

Sau tác phẩm đầu tay Hồi ức kẻ sát nhân (1992) gây tiếng vang lớn, người
đọc chờ đợi ở Amélie Nothomb một điều gì đó thật hài hước, thật mãnh
liệt. Hủy hoại vì yêu đã làm được điều đó. Cuốn “hồi ký” về ba năm sinh
sống tại “đất nước của những chiếc quạt” là bức tranh sắc nét về chiến
tranh, tự do, tình yêu và cả những góc khuất của Trung Quốc giai đoạn
1972-1975 dưới con mắt cô bé năm tuổi sống khép kín giữa những bức
tường của khu ngoại giao đoàn - khu biệt cư San Li Tun.

Cuộc sống trong ít năm ngắn ngủi tại đất nước của những chiếc quạt”

đem lại cho cô bé Amélie những nhận định rất riêng như: Bắc Kinh có mùi
như thể một bãi nôn của trẻ con; Thành phố Quạt xấu xí khủng khiếp; Sự
xấu xí thể hiện ở những tiếng khạc nhổ trên đường, lệnh cấm tiếp xúc với
người Trung Quốc, những cái nhìn trống rỗng khủng khiếp, những kẻ từ
thời đồ đá, tất cả, dưới sự thống trị của Bè lũ Bốn Tên... Ở khu biệt cư cô
bé ở thường xuyên diễn ra các cuộc chiến tranh. Đó là chiến tranh của bọn
trẻ con đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Điểm chung duy nhất giữa chúng
đó là việc chúng đều bị tống cả vào đây, và biệt lập với Trung Quốc. Chúng
ở Trung Quốc, nhưng không được tiếp xúc với Trung Quốc. Trò vui duy
nhất của chúng chính là chơi đánh trận giả, tưởng tượng mình là những
chiến binh dũng mãnh trong các trận chiến huyền thoại. Cuộc “Thế chiến”
sau đó lại tập trung xung quanh một tình yêu ngây ngô, một sự tôn thờ,
mãnh liệt hơn cả tình yêu...

Trình bày đơn giản, câu văn ngắn gọn, súc tích và hài hước, mặc dù câu

chuyện được kể qua cái nhìn của một đứa trẻ, nhưng nó hoàn toàn không
phải là một cuốn sách trẻ con. Amélie Nothomb đã khéo léo xử lý các chủ
đề phức tạp được lồng ghép với những liên tưởng thú vị về tình yêu, về
chính trị, về thời thơ ấu,... khiến cuốn sách không hề khô cứng một chút

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.