Trúc Chi
Huyền Thoại Biển
Múa Bá Trạo
Từ khi có làng Cọp Râu Trắng đã có múa bá trạo. Cứ vào lập thu trước khi
ra biển, các tay nơi thả rập ràng mái chèo như múa. Những đời sau này, vào
dịp lễ Xuân Thu nhị kỳ từ trò bơi rập ràng ra biển biến thành điệu múa bá
trạo của làng.
Đầu riên, một già làng giỏi nghề bơi, đứng ra chọn mười tay chèo giỏi. Một
già làng giỏi bắt lái chọn một người cầm lái. Ông Tổ vã mắt thuyền chọn
mười hai người cầm đèn tượng trưng hai mắt thuyền. Già làng nghề xâm
hình cọp trên cánh tay chọn hai người làm đầu hổ. Đủ điệu rồi nhưng chưa
ai dám nghĩ ra hình dáng điệu múa bá trạoc của làng.
Thời ấy, sau cái ngày thuyền mười hai tay chèo ra đảo cú mèo biển đón bà
Roong về. Vào một đêm già làng giỏi nghề bơi nằm chiêm bao thấy chiếc
thuền bị gió thổi bay lên ngọn dương liễu. Quả nhiên, sau một ngày bão từ
biển vào. Các ghe thuyền đều kéo lên bãi. Giữa bão người ta nghe tiếng ồ ồ
trên cao giống tiếng nước réo. Vừa dứt bão thì có người báo thuyền mười
hai tay chèo đi đón bà Roong về đã nằm trên ngọn cây cao tít trước sân
đình làng. Đứng dưới nhìn thấy rõ dáng hình chiếc thuyền thật hùng vĩ và
đẹp mắt như gợi dáng thể cho điệu múa bá trạo.
Người được chọn cho múa bá trạo phải là người giỏi bơi, giỏi lặn, giỏi đâm
tôm hùm, giỏi bắt bạch tuộc... Từ khi bắt đầu tập múa đến lúc hoàn thành
cũng là lúc chiếc thuyền trên ngọn cây dương chim về làm tổ, hoa nở bốn
mùa, đêm mặt trời để nắng đỏ như rạng đông. Đêm tổ chức lễ múa bá trạo
bỗng nhiên trên cao gió thổi ồ ồ. lát sau, có người báo thuyền mười hai tay
chèo đã xuống nằm giữa sân đình.
Những đời sau này người múa bá trạo phải giỏi võ, có tinh thần cao thượng.
Nhiều "Tổ", nhiều "Tài" có thế võ gà mang hiệu Nguyễn Lữ, dài hơi lặn
biệt hiệu Yết Kiêu, giỏi bẻ lái mang hiệu Nguyễn Huệ... Những người nổi
danh vũ dũng như Lâm Sung, Sáu Quan Vân Trường, Chín Triệu Tử Long
đều có trong đội hình múa bá trạo.
Những năm đầu kháng chiến, đội du kích làng Cọp Râu Trắng hầu hết là