HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA - Trang 158

giờ có thể quên được tấm lòng từ bi hỉ xả của người. Thề suốt cuộc đời ta, và cả cháu con ta sau này, sẽ mãi mãi giữ tình hòa hiếu cốt

nhục với Đại Việt. Nàng hãy tin ở ta, và gắng giúp rập ta cho sự nghiệp này được tỏ sáng.

Hoàng hậu không giấu nổi niềm xúc động trước tình cảm chân thực của nhà vua, nàng nói:

- Việc thiếp học tiếng Chàm và vũ nhạc Chàm, không phải không có người cản trở. Nhưng phụ hoàng đã răn dạy họ đến điều. Người

nói: “Nhà Tống, nhà Nguyên ỷ mình là nước lớn, nên coi thiên hạ như cỏ rác. Vua chúa các nước, họ chỉ gọi là “quận vương”, còn họ tự

xưng là “thiên tử”, với “thiên triều”. Các nước láng giềng họ gọi là “phiên thuộc”. Dân các nước nhỏ họ gọi là “di”, “địch”, tức thuộc loài

sâu bọ chó má. Sự kỳ thị lố lăng đó, là một sự tự hạ giá nhân phẩm. Vậy ta có nên bắc chước, có nên học đòi kiểu cách nước lớn chăng?

Đó là một sự dị hợm của bọn người thiển cận. Nước Trung Hoa văn hiến với trăm nhà, trăm phái, thiếu gì cái cao sâu huyền diệu ta có thể

học được. Cho nên phải để công chúa học tiếng Chàm sao cho khi về quê chồng, con ta có thể hòa hợp ngay được với cộng đồng dân

tộc - nơi con ta phải sống cả cuộc đời”. Đấy, thiếp đã học tiếng nói của bệ hạ, với sự sáng suốt của vua cha, và tấm lòng thiếp kính yêu

quê chồng.

Chế Mân vô cùng cảm kích, ông nói:

- Tấm lòng tri ân tri kỷ này của phụ vương và của nàng dành cho ta, biết lấy chi báo đáp. Ôi, cái bọn người Nguyên quỉ quái kia, hóa

ra họ lại là kẻ thù chung của cả hai dân tộc.

- Chính thế, tâu bệ hạ. Phụ vương thiếp thường nói: Nếu các nước nhỏ yếu nằm ngoài Trung Hoa, không biết liên kết nhau lại làm

nên sức mạnh, mà cứ để họ xui nguyên giục bị, làm cho nhau bất hòa mà gây cuộc tranh chiến, thì thật là bất hạnh. Rốt cuộc, các nước sẽ

suy yếu dần, làm mồi cho họ thôn tính, họ đồng hóa. Bệ hạ cứ xem, người Trung Hoa khi lập quốc mới chỉ quẩn quanh trong lưu vực sông

Hoàng Hà, bây giờ họ bành trướng lớn biết chừng nào. Ấy cũng là với quốc sách chia rẽ các quốc gia lân cận, rồi thôn tính. Thiếp chỉ

mong sao thiện tâm của phụ vương thiếp, cùng cao kiến của bệ hạ, khiến cho hai dân tộc ta hợp quần lại cùng chống kẻ thù chung

phương bắc. Điều quan yếu nhất trong kế sách, là phải làm sao cho người trong hai nước chúng ta đừng có nghi kỵ nhau. Nghi kỵ là đầu

mối của mọi hiềm khích, là mầm mống của mọi đổ vỡ, xin bệ hạ lưu tâm.

Suốt chặng đường dài, hết đi bộ lại đi thuyền, qua các cuộc chuyện trò đàm đạo, nhà vua càng thấy yêu, thấy trọng Huyền Trân.

Nàng là một đóa hoa hiếm thấy trên đời. Sắc đẹp nàng vừa lộng lẫy, vừa kín đáo. Nhưng đức hạnh và tài năng nàng mới là điều đáng nói.

Chế Mân tự nhủ: “Khắp vương quốc ta, không tìm đâu được một người con gái trí tuệ như nàng”. Nhà vua cứ triền miên suy tưởng

về người vợ yêu của mình. Mặc dù có biết bao nhiêu người khuyên nhà vua, phải cẩn trọng lắm với người con gái Đại Việt này. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.