Trở lại, hòa thượng lật mặt tên đội lốt hổ xem nó là ai. Té ra lại là con Pansa. Hòa thượng không lấy gì làm ngạc nhiên. Ngài không
những không giải huyệt cho Pansa, mà trói chị cho chắc thêm rồi vứt nó trước tàu ngựa, chờ sáng để báo tiệp cho đức vua.
Chế Mân tự tay tra hỏi con Pansa - con tì nữ thân cận của hoàng hậu Tapasi, đã mưu mô cho vào hầu cận hoàng hậu Paramecvari.
Không những thế, thị còn liên kết với bọn sứ đoàn nhà Nguyên, mưu ha độc thủ hòa thượng Minh Thái - người của thượng hoàng Trần
Nhân tôn cử đi theo công chúa, để săn sóc việc kinh kệ và thờ cúng tổ tiên. Đức vua sục sôi toan trị tội Tapasi, và cả phe lũ bọn về hùa
với bà ta. Hoàng hậu Paramecvari phải hết sức can ngăn nhà vua mới bình tĩnh lại.
Hòa thượng Du Già cũng trình lên nhà vua một kế sách an dân... “Những công việc cải cách trong ngoài bộ máy triều đình, là công
việc phải làm lâu dài và thường xuyên, thì mới không gây sự xáo trộn có nguy cơ đổ vỡ. Vì công việc tuy là nội bộ của Champa, nhưng
một đằng thì nhà Nguyên luôn luôn gây sức ép. Lại một đằng là bên Chân Lạp vẫn chưa thôi mưu đồ thôn tính. Nếu nhà vua không tiến
hành tế nhị, thì cả thù trong lẫn giặc ngoài sẽ kết cục lại với nhau để xâu xé nước Champa”.
Nhà vua nghiến răng, giậm chân bình bịch xuống thềm điện thề:
- “Nếu ta không diệt hết lũ này, ta thề không làm vua nước Champa nữa!”. Mắt đức vua xếch lên, làn tóc quăn tít như đang tỏa ra,
đang dựng ngược lên.
Và cũng chẳng phải chờ lâu mau gì mới biết được tên nào đã lén vào mưu thích khách hòa thượng Minh Thái. Ngay buổi trưa hôm
sau, viên Lý Quí, sứ đoàn nhà Nguyên từ Đại Việt sang tăng viện cho sứ Nguyên ở Chà Bàn, đã thổ ra hàng chậu huyết đen mà chết. Từ
khi hắn bị ném trúng huyệt linh đài, hắn không khai khẩu nói được một lời nào.