Bước lên kiệu, công chúa còn ngoái lại dặn hai nàng hầu:"Các em theo kiệu đi cùng ta".
Gió xuân hây hẩy, hơi xuân ấm áp, thật là một ngày tốt trời. Công chúa khẽ hé rèm nhìn quang cảnh phố phường. Đúng là từ tết
nguyên đán, qua rèm còn thoảng vương mùi mật ngọt. Sức sống mùa xuân ào ạt chảy trong lòng người thiếu hôm nay trời mới hửng
nắng. Sóng nắng như còn đang ngập ngừng, như còn e ngại trước uy quyền ngạo nghễ của thần băng giá, nên chưa ào ạt tuôn chảy
xuống mặt đất như những ngày cuối xuân đầu hạ. Mới vậy thôi cũng đủ cho muôn vật hồi sinh. Cây cối trong các vườn nhà đã bật nảy
những chồi non, lá nõn. Những búp lộc đầu cành nhựa căng ứ mọng. Đâu đây phảng phất mùi hương bưởi, hương chanh. Mấy cánh ong
lao vút nữ, khiến đôi má công chúa hây hây đỏ, nom nàng rực rỡ như một đóa phù dung vừa hé nở. Kiệu ra khỏi hoàng thành, cảnh tượng
đầu tiên đập vào mắt Huyền Trân là một biển người chen chúc. Dù đã có đội kỵ binh dẹp đường, nhưng kiệu của công chúa cũng chỉ
nhích dần từng nửa bước. Đôi khi công chúng hò reo náo nhiệt, tưởng lay động cả kinh thành. Khó khăn lắm tám lực sĩ mới giữ được cho
kiệu không nghiêng, đổ. Tới đây công chúa mới chịu sự phòng xa của kế mẫu là có lý. Ít lâu nay nàng vẫn cho rằng, từ khi Khâm từ hoàng
thái hậu - mẹ nàng mất đi, nàng phải chịu sự giáo huấn quá nghiêm khắc của Tuyên từ thái hậu, người dì ruột và cũng là mẹ kế của nàng.
Nhưng điều đó đã thấm tháp gì so với vị huynh trưởng của nàng - người đang ở ngôi chủ tể, trị vị cả một quốc gia, vẫn một lòng hiếu
thuận, thờ mẹ kế như mẹ đẻ; sớm hôm phụng dưỡng không dám sai sót một ly, hơn cả Ngô Tôn Quyền thờ bà Ngô Quốc Thái (Bà Quốc
Thái, mẹ kế của Ngô Tôn Quyền, vua xứ Đông Ngô thời Tam quốc phân tranh ở Trung Quốc. Tôn Quyền thờ mẹ kế như mẹ đẻ, nhất nhất
vâng lời. Dù những việc quốc gia trọng sự Tôn Quyền đã quyết mà không có lợi cho gia phong, bà Quốc Thái bắt phải bãi bỏ, Tôn
Quyền đều không dám trái ý.).
Kiệu của Huyền Trân đến cửa đền Trấn Võ thì dừng lại. Người trên bờ hồ Dâm Đàn ken dầy như kiến. Các phường Thụy Khê, Yên
Hoa, Nghi Tàm, Trích Sài, Hồ Khẩu… đều có cử dân trong các hương, ấp đem trầu, nước đặt suốt một dải bờ hồ mời khách thập phương
tới dự hội.
Từ hành cung (Nơi chùa Trấn Quốc bây giờ, xưa là hành cung của các vua nhà Trần. Con đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên ngày
nay) thu ở đó chưa có, nên hành cung ở vào vị trí như một hòn đảo.) một chiếc thuyền lao vút ra như một con cá kình. Hai chục tay chèo
trải nước làm cho mặt hồ xao động. Thuyền vừa áp mạn trước của đền, một viên quan tùy phái từ trong khoang thuyền bước lên bờ. Vừa
đặt chân lên mặt đất, ông ta vội sửa khăn áo chỉnh tề, rồi tiến đến trước kiệu của Huyền Trân vòng tay thi lễ. Công chúa bèn vén rèm ngó
ra hỏi:
- Ông là người bên phủ Đại an hay phủ Kim ngô?
- Bẩm công nương, tôi được quan Đại an phủ sứ sai tới rước công nương vào dự lễ.