Hình 3.2 Passing a string argument
3.3 Cơ bản về ngôn ngữ Java
Chương trình là
tập hợp những hành động được sắp xếp theo một trật tự nhất định để
máy tính có thể thực hiện được
. Chương trình có thể được coi như
một tài liệu hướng dẫn
có chứa các thành phần được gọi là các biến và
danh sách các hướng dẫn được gọi là phát
biểu
. Các phát biểu nói cho máy tính biết cần phải làm gì với các biến.
Biến là
các giá trị có thể được thay đổi phụ thuộc vào điều kiện hoặc thông tin được nhập
vào máy tính
. Các biến được
xác định nhờ các kiểu dữ liệu
.
Kiểu dữ liệu là một tập các dữ
liệu với các giá trị có các đặc tính đã được xác định trước.
Các phát biểu dạng điều khiển quyết định việc thực thi từng phần trong chương trình.
Chúng còn quyết định trật tự việc thực thi chương trình và số lần chương trình cần thực
hiện. Giá trị nạp vào biến có thể định hướng cho chương trình hoạt động.
Chúng ta hãy bắt đầu với những khái niệm nền tảng của ngôn ngữ Java như lớp và
phương thức, kiểu dữ liệu, biến, toán tử và cấu trúc điều khiển.
3.4 Các lớp đối tượng trong Java
Trong ngôn ngữ Java, lớp là một đơn vị mẫu có chứa các số liệu và các mã liên quan đến
một thực thể nào đó. Chúng hình thành nền tảng của toàn bộ ngôn ngữ Java. Dữ liệu hoặc
mã nguồn được viết ra luôn đặt bên trong một lớp. Khi xác định một lớp, bạn thực chất
xác định một kiểu dữ liệu. Loại dữ liệu mới này được sử dụng để xác định các biến mà ta
thương gọi là “đối tượng”. Đối tượng là các thể hiện (instance) của lớp. Tất cả các đối
tượng đều thuộc về một lớp có chung đặc tính và hành vi. Mỗi lớp xác định một thực thể,
trong khi đó mỗi đối tượng là một thể hiện thực sự.
Bạn còn có thể định nghĩa một lớp bên trong. Đây là một lớp kiểu xếp lồng vào nhau, các
thể hiện (instance) của lớp này tồn tại bên trong thể hiện của một lớp che phủ chúng. Nó
chi phối việc truy nhập đến các thể hiện thành phần của thể hiện bao phủ chúng.
3.4.1
Khai báo lớp
Khi ban khai báo một lớp, bạn cần xác định dữ liệu và các phương thức xây dựng nên lớp
đó.