“Những lời cảnh báo của Cục dự trữ liên bang và những phát biểu
của các quan chức cấp cao trong ngành ngân hàng cũng không thể
chặn lại những diễn biến của thị trường. Vì thế, rõ ràng thật là lố
bịch nếu một người đầu óc bình thường lại cho rằng cá nhân nào
đó có thể tạo ra một tác động thực sự lên giá cổ phiếu.”
Cuối buổi phỏng vấn, Livermore lẩm bẩm: “Thật là ngu ngốc
khi nghĩ tôi có thể khiến cả thị trường phải quỳ gối đầu hàng.
Điều đó là không thể!”
Có lẽ ông là một phần trong một bộ máy, cơ chế, nhưng đó chỉ là
một trạng thái còn phôi thai. Tình trạng đầu cơ bừa bãi luôn khiến
thị trường phải khuất phục. Livermore đã kinh doanh trong 35 năm,
từ khi 14 tuổi. Ông đã từng kiếm được rất nhiều, nhưng cũng để
mất hàng triệu đô la. Năm 1929 ông đã đạt tới đỉnh cao của sự thành
công, và ông biết đây là một thời khắc huy hoàng.
Livermore đã cân nhắc một cách cẩn thận về hoàn cảnh lúc này.
Những cuộc điện thoại đe dọa đã tác động tới ông. Livermore tự ý
thức sâu sắc rằng mất mát tài chính có thể gây ra những vết
thương tâm lý trầm trọng tới mức nào. Chính ông đã nhiều lần trải
qua điều này trong sự nghiệp của mình. Livermore sẽ phải nhanh
chóng đưa ra một phát biểu khác bởi gia đình ông có thể gặp nguy
hiểm. Trước đó, họ đã nhận được những lời đe dọa.
Livermore lặng lẽ theo dõi và chờ đợi chiếc máy điện báo giá cổ
phiếu ở góc trên bàn làm việc. Những đồ vật trên chiếc bàn bằng
gỗ gụ đã được dọn sạch trừ chiếc máy điện báo có đế bằng đồng,
một tập giấy viết bút chì, một chiếc bút chì và một cặp hai chiếc
hộp bằng gỗ gụ.
Hiện tại, văn phòng đã đông đủ mọi người. Sáu người ghi điểm đã
đứng bên những chiếc bảng. Họ mặc áo khoác lông nên không bị bẩn