ông Vỉnh thụy cảm ơn, nhận lời đi Hà Nội và đề nghị cho bốn người nữa
cùng đi với ông ta là: ông Hòe, ông Vỉnh Cẩn và hai người hầu cận.
- Về phần ông Hòe , nếu ông ấy bằng lòng đi với Ngài thì chắc là được . Còn
mấy người khác, chúng tôi phải xin ý kiến cấp trên, song dẫu sao.... cũng đề
nghị Ngài sắp xếp gấp để trong một vài ngày có thể lên đường đi Hà Nội.
Tối hôm ấy, vào khoảng 8 giờ rưỡi, anh Phiệt lại đến tìm tôi, và cho biết:
- 1) Vấn đề bốn người tùy tùng , Chính Phủ đồng ý với đề nghị của ông Vỉnh
thụy.
2) Cùng đi với ông Vỉnh thụy, sẽ còn có ông Lê Văn Hiến, Bộ Trưởng Bộ
Lao Động trong Chính Phủ Lâm thời được Chính Phủ giao trách nhiệm đưa
ông Cố Vấn ra Hà Nội.
3) Để bảo vệ ông Cố Vấn, ông Bộ Trưởng và những người cùng đi sẽ có tám
người và cần hai xe. Anh Phiệt đề nghị tôi chọn hai chiếc xe và hai tay lái tốt
nhất trong số xe và người lái của Đại Nội cũ....
Bây giờ sáng hôm sau 1 - 9, tôi vào điện Kiến trung thì thấy ông Vĩnh Thụy
đang thu xếp đồ đạc để ngày sáng hôm đó ra khỏi Đại Nội về ở " nhà riêng"
là cung An Định trên bờ sông An Cựu.
Nghe tôi kể mấy điều anh Phiệt cho biết như vừa nói trên, ông Vĩnh Thụy tỏ
ý vui mừng... và đồng ý là sáu giờ sáng 2-9 năm 1945, đúng 5 giờ rưỡi, tôi
với hai anh giải phóng quân tới Trung Bộ Phủ đón pong Bộ Trưởng Lê Văn
Hiến cùng đi toới cung An Định.
Xe chúng tôi đã vào đậu ngay trước phòng khách mà trong cung vẫnn tối mò,
im phăng phắc. Chúng tôi xúm nhau xem pho tượng Khải Định bắng đồng
lớn như người thật, đặt trong một ngôi nhà bát giác nhỏ ngay giữa sân, Khải
Định bịt khăn chữ nhất, mặc áo chẽn có đai thắt lưng và chân đi nghệt, tất cả
đều có rồng lượn. Ngực đeo đầy mề đay. Hai vai mang ngủ có tua theo kiểu
épaulette của bọn tướng Pháp và hông đeo một thanh kiếó vỏ chạm rồng.
Chúng tôi đang cười đùa bàn tán với nhau về pho tượng lố lăng ấy thì Vỉnh
Cẩn ra mời vào. Chúng tôi bước vào phòng khách thì Vỉnh Thụy trong nhà
bước ra. Vẻ mặt bình thản, ông ta tiến tới bắt tay ông Lê Văn Hiến và hỏi tôi:
- Đã đến giờ đi chưa?
Tôi trả lời còn 15 phút nữa