Trong phần lớn các ngành, luôn có từ bốn đến sáu chiến lược trọng tâm
mà các doanh nghiệp thành công đều theo đuổi.
Những chiến lược trọng tâm này dễ hiểu, tương đối cố định và được
những người chi phối thị trường sử dụng, mang lại sự tăng trưởng và lợi
nhuận.
Những bản hoạch định chiến lược xuất sắc có thể có tầm bao quát rộng
nhưng vẫn có trọng tâm. Khi bạn có những chiến lược đúng đắn cho doanh
nghiệp của mình, chắc chắn nó sẽ tồn tại nhiều năm mà ít có sự thay đổi. Tất
nhiên, một bước đột phá trong ngành hoặc một thay đổi quan trọng trong
doanh nghiệp có thể khiến bạn phải xem xét lại các chiến lược của mình.
Những chiến lược được hoạch định chính xác sẽ xác định hoạt động kinh
doanh của bạn và giúp bạn tập trung vào những hoạt động ấy. Ví dụ: Một kế
toán viên có chứng chỉ kiểm toán (CPA) với mục tiêu xây dựng thông lệ kế
toán cho địa phương, sẽ đi chệch hướng nếu chấp nhận lời mời của những
khách hàng quốc tế muốn đưa anh ta đi du lịch các nước. Một cửa hiệu sang
trọng hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập cao sẽ chẳng khôn ngoan
chút nào nếu chọn vị trí ngay cạnh siêu thị K-Mart. Một sản phẩm dành cho
người lao động với mức giá thấp chắc chắn không nên sản xuất ở New York.
Chiến lược phải đánh giá được các tác động cả trong lẫn ngoài đang hoặc
có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Chiến lược bên ngoài phải tận dụng
được các cơ hội để phát triển công ty hoặc khắc phục những nguy cơ ngoại
lai. Chiến lược bên trong phải giải quyết các vấn đề liên quan đến những ưu,
nhược điểm của doanh nghiệp trong các lĩnh vực văn hóa, năng lực, tính
hiệu quả và lợi nhuận.
Những chiến lược sẽ trả lời cho câu hỏi: “Điều gì khiến doanh nghiệp này
thành công lâu dài?”
Bài tập động não