KẾ HOẠCH LÀM GIÀU 365 NGÀY - Trang 18

18. HOẶC BẠN LÀ NGƯỜI TRUNG THỰC, HOẶC KHÔNG. KHÔNG
CÓ SỰ THỎA HIỆP NÀO GIỮA HAI THÁI CỰC NÀY.

Những người thường xuyên phải làm việc với những tên lừa đảo và trộm
cắp kể rằng họ rất ngạc nhiên khi thấy có những người lấy cắp một số tiền
rất nhỏ. Họ bán danh dự của mình với giá chỉ vài đồng bạc. Với những
người như thế, hành vi không trung thực không phải là một hiện tượng nhất
thời, mà đã trở thành lối sống. Những người nói dối về những thứ không
mấy quan trọng hay ăn cắp một chút tiền sẽ dần phát triển thói quen nói dối
và ăn cắp.

Khi nhìn lại những hành vi của chính mình, liệu bạn có thể tự hào mà nói
rằng bạn luôn luôn trung thực? Nếu câu trả lời là không, có thể giờ là lúc
bạn nên nghĩ lại những khoảnh khắc mình thực hiện những hành vi không
trung thực. Tại sao bạn lại làm như vậy? Nó có đáng không? Trong những
hoàn cảnh đó, nếu bạn trung thực thì mọi chuyện có tốt hơn không? Hãy
học từ những sai lầm của mình và thề rằng từ giờ trở đi bạn sẽ luôn trung
thực.

19. CÁC GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG THƯỜNG CHO VAY TIỀN DỰA
TRÊN NHÂN CÁCH, CHỨ HIẾM KHI CHỈ DỰA VÀO DANH TIẾNG
CỦA KHÁCH HÀNG, VÌ HỌ ĐÃ HỌC ĐƯỢC RẰNG DANH TIẾNG
KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG ĐÚNG.

Khi cân nhắc về một khoản vay, các giám đốc ngân hàng coi trọng ba yếu tố
sau đây: Khả năng trả nợ, lịch sử tín dụng và nhân cách của người vay. Hai
yếu tố đầu tiên có thể được tính toán chính xác bằng các phép tính, còn yếu
tố thứ ba lại đòi hỏi sự đánh giá và kinh nghiệm. Các giám đốc ngân hàng
thận trọng đã nghiệm ra rằng những người có nhân cách luôn đáng tin vì họ
nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình còn những người phung phí tài
nguyên của mình trong những chiếc bẫy của thành công thì nên tránh xa
bằng mọi giá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.