Các nhà nghiên cứu và những người vô thần đã thảo luận và có những phân
tích tỉ mỉ về sức mạnh của việc cầu nguyện. Với những tín đồ trung thành,
cầu nguyện là sự kết nối trực tiếp với Chúa, còn với những người vô thần
thì việc đó chỉ là một phương pháp tổ chức suy nghĩ và khẳng định mục
tiêu. Bất cứ điều gì bạn cầu nguyện đều kết nối bạn với nguồn lực thần bí
nằm ngoài địa hạt vật lý.
Ngày nào bạn cũng nên cầu nguyện và tạ ơn vì những điều tốt đẹp bạn đang
có, cho dù nó có nhỏ bé đến nhường nào đi chăng nữa. Và mỗi ngày hãy
dành thời gian và năng lượng của mình để giúp đỡ người khác. Bạn cũng
phải nhớ rằng không có vấn đề nào là duy nhất hay mới mẻ cả. Bạn luôn có
thể tìm ra lời khuyên hoặc sự trợ giúp. Và bạn không bao giờ đơn độc. Sức
mạnh Vĩ đại hơn luôn ở bên bạn. Hãy học cách dựa vào nó.
10. NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN THỂ HIỆN SỰ SỢ HÃI HAY NGHI
NGỜ CHỈ MANG LẠI NHỮNG KẾT QUẢ TIÊU CỰC.
Cách đây vài năm, giáo sư Robert Rosenthal[5] của Đại học Harvard tổ
chức một khóa học và trong khóa học đó, ông đã nói với các giáo viên bậc
tiểu học rằng vài học sinh của họ (thật ra chúng được lựa chọn hoàn toàn
ngẫu nhiên) cực kỳ thông minh. Trong suốt kì học năm đó, 47% học sinh
mà giáo viên kì vọng chúng sẽ tỏa sáng về trí tuệ tăng chỉ số IQ của mình
lên đến 20 điểm. Giáo sư Rosenthal gọi hiện tượng này là “lời tiên tri tự xảy
đến”.
[5] Robert Rothensal là nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ gốc Đức.
Khi bạn nghi ngờ không biết lời cầu nguyện của mình có trở thành sự thật
hay không, rất có thể bạn sắp được trải nghiệm hiện tượng “lời tiên tri tự
xảy đến”. Tâm trí được cấu tạo để nếu bạn nuôi dưỡng nó bằng những
thông tin tiêu cực, nó sẽ đáp trả lại bằng những điều tiêu cực. Hãy luôn cầu
nguyện những điều tích cực. Chẳng hạn như nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ
hãi, đừng cầu nguyện sự giúp đỡ để bạn có thể đối mặt với nỗi sợ hãi đó.