Hầu hết lĩnh vực của chúng ta đều lạc hậu, hầu hết cách làm,
thủ tục của chúng ta kém hiệu quả kinh khủng so với nhiều nước
khác trong ASEAN (trừ Lào, Campuchia, Myanmar), chưa nói đến
việc so sánh với các nước công nghiệp phát triển ở các khu vực khác.
Nhưng các cụm từ yêu thích nêu trên có thể tìm thấy dễ dàng trong
các văn bản của bất kỳ lĩnh vực nào. Số đoàn ra nước ngoài khảo
sát, học hỏi kinh nghiệm không phải ít. Thế nhưng, chỉ xem cách đào
tạo, cấp bằng lái xe, hay hệ thống biển báo giao thông ở Việt Nam
đã thấy ngay một sự thật là chúng ta chẳng hề nghiên cứu, tiếp thu
tử tế kiến thức nhân loại. Nhiều lĩnh vực ở trong tình trạng như
thế. Chúng ta thường nghiên cứu và hiểu biết thế giới hời hợt,
phiến diện, nhưng lại tưởng là biết hết, hiểu hết.
Nhưng thôi, hãy lướt qua một số con số biết nói về cái gọi là
“nghiên cứu” ở nước ta và của các nước khác trong lĩnh vực “Nghiên
cứu & Phát triển” (“R&D”).
Các thước đo chính về tiềm lực R&D của một quốc gia là tổng
chi cho R&D và tổng số các bằng sáng chế được đăng ký bảo hộ.
Mỹ là nước chi nhiều tiền nhất cho R&D, ở mức 2,8% GDP.
Năm 2013, Mỹ chi 450 tỷ đô-la, năm 2014 dự kiến chi 465 tỷ đô-la
cho R&D. Mỹ chiếm nhiều nhất bằng sáng chế PCT (Patent
Cooperation Treaty) thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO),
cụ thể là 57.239 trên tổng số 205.300 bằng trong năm 2013.
Người Việt Nam chúng ta thường nghĩ Trung Quốc chỉ giỏi ăn
cắp công nghệ và làm hàng nhái chứ tài giỏi gì! Xem ra, cái chúng ta
biết là nông thôn Trung Quốc, chứ không phải cả nước Trung
Quốc. Trung Quốc chính là nước đang chi nhiều tiền thứ nhì cho
R&D (2013: 258 tỷ đô-la, 2014: khoảng 284 tỷ đô-la). Theo dự báo,
chi R&D của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2022. Trung Quốc
chiếm thứ ba số bằng sáng chế PCT: 21.516 bằng trong năm