năng làm R&D kém; thiếu sự giao lưu ý tưởng giữa các doanh nghiệp
và đại học.
Để cải thiện chất lượng R&D, vị phó giáo sư cho rằng cần tạo
động lực cho giảng viên làm R&D; chuyển phần lớn các viện, trung
tâm nghiên cứu trực thuộc các Bộ về các trường đại học... “Ngoài ra,
giới hàn lâm cần chủ động hơn, từng giảng viên tìm đến các doanh
nghiệp, tổ chức các hội thảo chuyên đề mời các doanh nghiệp đến
dự và xin tài trợ. Phía doanh nghiệp cũng cần đầu tư dài hơi hơn,
bởi R&D nếu không thành công, thì cũng được nhân”, ông Hưng đề
xuất.
Nêu ý kiến thảo luận, TS. Lương Hoài Nam cho biết, các nước
chi thỏa đáng cho R&D (từ 2 đến 3% GDP) đều đạt được nhiều
thành tựu. “Trước giờ chúng ta cứ cho là Trung Quốc chỉ giỏi làm
hàng nhái. Thực tế, năm ngoái Trung Quốc bỏ ra 258 tỷ đô-la để
làm R&D, đứng sau Mỹ. Hiện Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về
bằng phát minh sáng chế (sau Mỹ và Nhật Bản). Trong khi đó, số
bằng sáng chế của Việt Nam năm ngoái chỉ là 17, các nước khác là
hàng trăm, hàng nghìn. Đó là điều đáng phải suy nghĩ”, ông Nam
dẫn chứng.
Theo ông Nam, có bốn lý do khiến doanh nghiệp ngại đến các
cơ sở làm R&D. Đầu tiên là do doanh nghiệp chưa tin tưởng vào
năng lực của các cơ sở trong nước. Tiếp đó là vì doanh nghiệp lo ngại
khi đến các cơ sở nghiên cứu phải nói ra hết điểm yếu, điểm mạnh
của mình. Thứ ba là vấn đề bản quyền. “Doanh nghiệp đặt hàng
thì nó chắc chắn là của doanh nghiệp, được độc quyền sử dụng
kết quả R&D. Trong khi chúng ta lại quan niệm sản phẩm nghiên
cứu khoa học là của chung của xã hội,” ông Nam nói.
Lý do cuối cùng, theo ông Nam rất quan trọng, đó là phân chia
lợi ích từ kết quả nghiên cứu như thế nào cho thỏa đáng giữa doanh