KẺ TRĂN TRỞ - Trang 40

Họ làm chủ kỹ thuật, công nghệ tàu hỏa cao tốc, từ đầu máy, toa

xe, đến hạ tầng đường sắt. Đường bộ cao tốc của họ cũng rất
phát triển, họ thi công nhanh và rẻ, nhưng chất lượng không tồi. Họ
sản xuất xe máy bán ồ ạt sang ta, nhưng khoảng 150 thành phố
của họ lại cấm xe máy.

Họ có nhiều nhà khoa học giỏi, cả ở Trung Quốc và ở nước

ngoài. Họ có vài nhà văn đạt giải Nobel văn học. Họ làm được những
bộ phim với chất lượng nội dung, kỹ thuật điện ảnh đáng nể. Họ có
nhiều quan tham, nhưng họ chống tham nhũng cũng rất mạnh
tay. Đặc biệt, họ ít có tham nhũng vặt, ép người dân chi tiền ở trường
học, bệnh viện, ở phường, trên đường giao thông...

Các doanh nghiệp của họ về cơ bản được hưởng sự đối xử bình

đẳng, người dân được động viên khuyến khích làm giàu, ít bị “trấn
lột”.

Thế nhưng chính Trung Quốc từng chịu nỗi nhục mất lãnh thổ.

Thua chiến tranh nha phiến với Anh, họ muối mặt ký Hiệp ước
Nanking năm 1842, Hiệp ước Beijing năm 1860, họ trao vĩnh viễn cho
Anh đảo Hồng Kông và bán đảo Kowloon (Cửu Long). Năm 1898, họ
phải ký tiếp với Anh “Công ước mở rộng Hồng Kông”, cho Anh thuê
thêm New Territories (Đất Mới, rộng gấp nhiều lần đảo Hồng
Kông và khu Kowloon) trong 99 năm. Nhưng khi họ đã mạnh lên,
ngày 1-7-1997, họ không chỉ thu lại đất cho thuê New Territories, mà
thu hồi luôn cả đảo Hồng Kông và bán đảo Kowloon. Nỗi nhục
mất Hồng Kông của người Trung Quốc kéo dài 155 năm.

Trung Quốc cũng đã chịu cảnh nghèo hèn, đói khổ trong cuộc

Cách mạng Văn hóa, khi họ bắt đầu cải cách kinh tế – xã hội từ
thời Đặng Tiểu Bình, điểm xuất phát về kinh tế của họ không khá
hơn Việt Nam bao nhiêu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.