1 Nông nghiệp hữu cơ: Là hệ thống kỹ thuật nuôi trồng hướng đến sự bền
vững, tăng cường độ phì nhiêu của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp
hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân
bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng mà phấn đấu
cho sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học (Chú
thích của biên tập - BT).
2. Biodynamic: Nông nghiệp sinh thái (hay còn gọi nông nghiệp năng
lượng sinh học) là hệ thống hiện đại đầu tiên của nông nghiệp tập trung
hoàn toàn vào phương pháp hữu cơ. Sự phát triển của nó bắt đầu vào năm
1924 với một loạt tám bài giảng về nông nghiệp của Rudolf Steiner. Những
bài giảng, thuyết trình đầu tiên được biết đến như những gì sau này gọi là
nông nghiệp hữu cơ, đã được tổ chức để đáp ứng yêu cầu của những người
nông dân nhận thấy việc sử dụng phân bón hóa học dẫn đến điều kiện đất bị
suy thoái và suy giảm sức khỏe và chất lượng cây trồng, vật nuôi (BT).
3. Vi lượng đồng căn hay vi lượng đồng căn liệu pháp là phương pháp y học
điều trị bệnh nhân bị mắc một bệnh nào đó bằng cách sử dụng những chế
phẩm được pha loãng mà những chế phẩm này cũng gây ra các triệu chứng
cho một người bình thường giống như là triệu chứng của chính căn bệnh
cần chữa gây ra. Những bằng chứng khoa học cho rằng vi lượng đồng căn
chỉ là một giả dược nhằm làm yên lòng bệnh nhân chứ nó không có tác
dụng chữa trị (BT).
4. Giáo sư người Nhật Geoge Ohsawa (1893 - 1966) được coi là người sáng
lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng. Điểm hội tụ của
triết lý và thực hành nằm chính yếu ở thực phẩm và cách ăn uống. Theo
Ohsawa, nếu chúng ta được nuôi dưỡng bằng thực phẩm phù hợp, dựa trên
nền tảng quy luật của vũ trụ, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động điều
hòa, không những sức khỏe được phục hồi và khang kiện trở lại, mà còn
khiến cho trí phán đoán của con người trở nên sáng suốt, có khả năng nhận
thức được chân lý, có nghĩa là, thể tính trật tự của vũ trụ và nhân sinh.
Phương pháp Ohsawa bắt đầu xuất hiện và phổ biến tại Việt Nam từ trước
năm 1975 tại miền Nam, với tên gọi phổ biến là Gạo lứt muối mè (xuất phát
từ việc sử dụng gạo lứt làm nền tảng của phương pháp này) (BT).