KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 30

nhà đất là quan trọng. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu cho thấy giá nhà đất quan trọng
và có ảnh hưởng nhiều hơn giá chứng khoán, ảnh hưởng này có khi gấp đôi so với
ảnh hưởng của giá chứng khoán.

Những nghiên cứu loại này đã bắt đầu từ những năm 1970, và kinh nghiệm tại Mỹ

cho thấy cứ 1 đô-la tăng giá tài sản thì người tiêu dùng sẽ tiêu xài thêm 5 cent nữa.
Những nghiên cứu tại Mỹ sau đó cũng ủng hộ con số này, dù có lẽ mức chính xác

hơn phải là từ 3 cent đến 7 cent

[10]

. Sự liên kết giữa giá tài sản và chi tiêu của người

tiêu dùng tại Mỹ dường như lớn hơn so với tại châu Âu lục địa. Người Mỹ nói chung
bị ảnh hưởng bởi giá chứng khoán nhiều hơn, do hơn một nửa dân Mỹ sở hữu chứng
khoán (trực tiếp hay qua các quỹ hỗ tương), đồng thời càng ngày càng có nhiều

người lao động có tài khoản trong quỹ tiết kiệm hưu trí 401k

[11]

.

Đôi khi có người lý luận rằng hiệu ứng tài sản trên thị trường chứng khoán không

mấy quan trọng với nền kinh tế, do chứng khoán chỉ thuộc sở hữu của khoảng 10%
những người có thu nhập cao nhất mà thôi. Vấn đề với lập luận này sẽ là: chi tiêu
của người tiêu dùng cũng chỉ tập trung vào chính nhóm người vừa nói mà thôi. Ở
Anh, chứng khoán có lẽ ít có ảnh hưởng trực tiếp hơn, mặc dù vẫn có những sở hữu
gián tiếp qua các quỹ lương hưu và bảo hiểm. Tuy nhiên, giá nhà đất ở Anh luôn có
những chu kỳ lớn và rất quan trọng, như chúng ta sẽ thấy sau này.

Tại châu Âu lục địa, thị trường chứng khoán có quy mô tương đối nhỏ so với

GDP, vì các công ty hay tìm nguồn tài trợ từ các ngân hàng. Ở một số nước như Đức
và Pháp, giá nhà ít biến động hơn so với Anh, vì hệ thống tài chính và cơ cấu thuế
không tạo điều kiện cho người dân mua nhà một cách dễ dàng. Ở những nước mà hệ
thống tài chính được tự do hoá như khu vực Scandinavia những năm 1980, hay Hà
Lan và Tây Ban Nha những năm 1990, đã có những bong bóng đáng kể xảy ra. Thật
thú vị là ngay một nghiên cứu chỉ ra rất ít những hiệu ứng tài sản của thị trường
chứng khoán vẫn thấy hiện tượng này xuất hiện ở Mỹ, Ireland và Phần Lan. Đây
chính là ba nước có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán mạnh mẽ nhất trong nửa

sau của thập niên 1990

[12]

. Điều này khẳng định quan điểm rằng hiệu ứng tài sản có

thể không mấy ảnh hưởng trong những thời kỳ bình thường, song có thể trở nên đặc
biệt lớn khi có những biến động mạnh (về giá tài sản).

BONG BÓNG VÀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

Đối với các doanh nghiệp thì bong bóng chứng khoán và giá cổ phiếu của họ

đương nhiên là những vấn đề quan trọng. Khi giá cổ phiếu của một công ty tăng lên,
giá trị của các khoản đầu tư mới để mở rộng công ty sẽ cao hơn so với chi phí đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.