KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 41

đó. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu làm xẹp quả bóng sớm hơn. Trong một nghiên cứu toàn
diện các chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, Milton Friedman và Anna Schwartz cho
rằng: “Một chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ vào đầu năm 1928 có thể đã phá vỡ
thời kỳ bùng nổ thị trường chứng khoán mà không cần phải để (thắt chặt) quá lâu và

gây nên sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng nói chung”

[18]

.

Có lẽ đây là những gì đã xảy ra vào năm 1987 khi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn

đã khiến thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng trong tháng Mười năm đó.
Mặc dù ba năm sau, vào năm 1990, Hoa Kỳ đã phải trải qua một cuộc suy thoái
nhưng có thể nguyên nhân không phải do cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán,
bởi vì khi đó thị trường đã phục hồi về mức cao hơn. Và cuộc khủng hoảng đó chỉ
gây ảnh hưởng rất hạn chế bởi vì giá cả đã chỉ tăng vọt trong khoảng sáu đến tám
tháng. Cuối năm 1987, thị trường gần như trở lại mốc bắt đầu và sau đó từng bước
phát triển hơn nữa, mặc dù cũng có một số thời kỳ ngắn bị gián đoạn nhưng tới năm
1995 thị trường bắt đầu tăng tốc mạnh.

Vào những năm 1920, các thống đốc Cục Dự trữ Liên bang không thể thống nhất

vấn đề liệu có tồn tại một bong bóng và liệu họ có nên đối đầu với nó hay không.
Một cuộc tranh luận lớn về việc định giá thị trường và việc liệu có nên hành động
hay không đã nổ ra tại Cục Dự trữ Liên bang vào năm 1927 – 1928, và những bất
đồng này vẫn chưa được giải quyết thấu đáo mãi tới cuối năm 1928, khi thị trường
tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta không thể chắc chắn rằng lãi suất
tăng cao hơn sẽ có thể phục hồi suy thoái kinh tế, nhưng có thể điều đó sẽ khiến tình
hình không trở nên quá tồi tệ.

Một phương án khác có thể là cứ để thị trường chứng khoán phát triển vào những

năm 1920. Do không có dấu hiệu lạm phát giá tiêu dùng, tại sao chúng ta phải lo
lắng? Một số nhà phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang đã mắc sai lầm khi cố
gắng làm xẹp quả bong bóng, lẽ ra họ nên cứ để nó y nguyên như vậy.

Tuy nhiên, tôi lại tin tưởng chắc chắn rằng bong bóng sẽ vẫn nổ tung mặc dù có lẽ

sẽ muộn hơn một chút. Chúng ta không thể biết liệu kết quả sẽ tốt hơn hay xấu hơn
so với những gì đã xảy ra trong lịch sử. Nhưng nếu thị trường thậm chí có tăng cao
hơn nữa thì vẫn có nguy cơ nó sẽ sụt giảm sâu hơn, chính vì thế, ta hoàn toàn có thể
hiểu được rằng suy thoái kinh tế thậm chí có thể còn tồi tệ hơn.

Một quan điểm khác cho rằng thị trường Hoa Kỳ không có bất kỳ bong bóng nào

vào năm 1929, trái lại thị trường được định giá khá thích hợp. Quan điểm này được
Irving Fisher, một nhà kinh tế lỗi lạc vào thời kỳ đó trình bày và đã rất có tiếng vang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.